Tần suất thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Cơ quan kiểm soát một năm mấy lần?
- Tần suất thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Cơ quan kiểm soát một năm mấy lần?
- Thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Cơ quan kiểm soát gồm những nội dung gì?
- Thời hạn cơ quan kiểm tra tiến hành thẩm tra báo cáo việc thực hiện Chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ là bao lâu?
Tần suất thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Cơ quan kiểm soát một năm mấy lần?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 33/2015/TT-BNNPTNT, có quy định về thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát của Cơ quan kiểm soát, Cơ sở kiểm nghiệm như sau:
Thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát của Cơ quan kiểm soát, Cơ sở kiểm nghiệm
1. Tần suất thẩm tra: Định kỳ 01 năm một lần (hoặc đột xuất khi cần thiết), Cơ quan kiểm tra tổ chức thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát của các Cơ quan kiểm soát, Cơ sở kiểm nghiệm tham gia Chương trình giám sát.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tần suất thẩm tra định kỳ việc thực hiện Chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Cơ quan kiểm soát 01 năm một lần hoặc đột xuất khi cần thiết.
Chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ (Hình từ Internet)
Thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Cơ quan kiểm soát gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 24 Thông tư 33/2015/TT-BNNPTNT, có quy định về thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát của Cơ quan kiểm soát, Cơ sở kiểm nghiệm như sau:
Thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát của Cơ quan kiểm soát, Cơ sở kiểm nghiệm
…
2. Nội dung thẩm tra:
a) Đối với Cơ quan kiểm soát: Hoạt động xây dựng kế hoạch kiểm soát; hoạt động lấy mẫu, gửi mẫu; hoạt động kiểm soát thu hoạch, cấp Giấy chứng nhận xuất xứ và Phiếu kiểm soát thu hoạch.
b) Đối với Cơ sở kiểm nghiệm: Hoạt động tiếp nhận mẫu, kiểm nghiệm mẫu và thông báo kết quả kiểm nghiệm.
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Cơ quan kiểm soát gồm những nội dung sau:
- Hoạt động xây dựng kế hoạch kiểm soát;
- Hoạt động lấy mẫu, gửi mẫu;
- Hoạt động kiểm soát thu hoạch, cấp Giấy chứng nhận xuất xứ và Phiếu kiểm soát thu hoạch.
Thời hạn cơ quan kiểm tra tiến hành thẩm tra báo cáo việc thực hiện Chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 26 Thông tư 33/2015/TT-BNNPTNT, có quy định về xử lý vi phạm sau khi thẩm tra như sau:
Xử lý vi phạm sau khi thẩm tra
1. Đối với Cơ quan kiểm soát: Cơ quan kiểm tra thực hiện các biện pháp xử lý (bao gồm tạm ngừng việc thực hiện Chương trình giám sát trên địa bàn) và có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp trong trường hợp Cơ quan kiểm soát bị phát hiện một hoặc một số sai lỗi sau:
a) Không thực hiện kiểm soát thu hoạch và không cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, Phiếu kiểm soát thu hoạch đối với các lô nguyên liệu NT2MV thu hoạch từ vùng nằm trong Chương trình giám sát tại địa phương;
b) Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mà không tổ chức kiểm soát thu hoạch;
c) Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho lô nguyên liệu NT2MV của loài chưa được kiểm soát trong Chương trình giám sát tại địa phương; hoặc NT2MV từ vùng bị đình chỉ thu hoạch; hoặc NT2MV có xuất xứ từ vùng thu hoạch không thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
d) Làm sai lệch số liệu, giả mạo hồ sơ về việc thực hiện Chương trình giám sát tại địa phương;
đ) Không tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát tại các vùng thu hoạch nằm trong Chương trình giám sát tại địa phương.
Trong thời gian Cơ quan kiểm soát tạm ngừng thực hiện Chương trình giám sát để chấn chỉnh và khắc phục sai lỗi, Cơ quan kiểm tra trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động triển khai Chương trình giám sát của Cơ quan kiểm soát trên địa bàn.
2. Đối với Cơ sở kiểm nghiệm: Cơ quan kiểm tra thực hiện các biện pháp xử lý (bao gồm việc tạm ngừng tham gia kiểm nghiệm trong Chương trình giám sát) và có văn bản đề nghị Cơ sở kiểm nghiệm thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp trong trường hợp Cơ sở kiểm nghiệm vi phạm quy định tại Điều 30 Thông tư này.
3. Đối với cơ sở thu hoạch, làm sạch, nuôi lưu, thu mua, sơ chế, chế biến NT2MV: Cơ quan kiểm tra thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định hiện hành trong trường hợp cơ sở vi phạm quy định tại các Điều 31, 32, 33, 34 Thông tư này.
4. Các trường hợp tạm ngừng tham gia Chương trình giám sát nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục sai lỗi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc của Cơ sở kiểm nghiệm, Cơ quan kiểm tra tiến hành thẩm tra báo cáo (bao gồm cả thẩm tra thực tế nếu cần thiết). Sau khi thẩm tra, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra có văn bản thông báo cho phép tham gia trở lại Chương trình giám sát hoặc thông báo chưa cho phép tham gia trở lại Chương trình giám sát và nêu rõ lý do chưa phù hợp.
Như vậy, theo quy định trên thì các trường hợp tạm ngừng tham gia Chương trình giám sát nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì thời hạn cơ quan kiểm tra tiến hành thẩm tra báo cáo việc thực hiện Chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục sai lỗi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc của Cơ sở kiểm nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.