Tải về mẫu Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất mới nhất hiện nay ở đâu?

Tải về mẫu Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất mới nhất hiện nay ở đâu? Thẩm quyền điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất được xác định như thế nào? - câu hỏi của anh T. (Kiên Giang)

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất gồm những thành phần quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 02/2023/NĐ-CP như sau:

Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;
c) Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;
d) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;
b) Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tinh hỉnh thực hiện giấy phép, Trường hợp điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước khai thác thì phải nêu rõ phương án khai thác nước;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
d) Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước dưới đất đối với trường hợp điều chỉnh giấy phép.
3. Mẫu đơn, nội dung báo cáo được lập theo Mẫu 03, Mẫu 04, Mẫu 24, Mẫu 25, Mẫu 26 và Mẫu 27 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Theo đó, hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất gồm những thành phần sau đây:

- Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;

- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tinh hỉnh thực hiện giấy phép, Trường hợp điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước khai thác thì phải nêu rõ phương án khai thác nước;

- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

- Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước dưới đất đối với trường hợp điều chỉnh giấy phép.

Tải về mẫu Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất mới nhất hiện nay ở đâu?

Hiện nay, mẫu Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất được sử dụng theo mẫu 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP.

TẢI VỀ mẫu Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất mới nhất 2023

mẫu Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

Tải về mẫu Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất mới nhất hiện nay ở đâu? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất được xác định như thế nào?

Thẩm quyền điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất được xác định theo quy định tại Điều 28 Nghị định 02/2023/NĐ-CP như sau:

Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
c) Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
d) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;
đ) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên;
e) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
g) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
h) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm b, điểm h khoản 1 Điều này.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

988 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào