Tài sản tài chính là gì? Giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích dự trữ khả năng thanh khoản được ghi nhận vào đâu?

Tài sản tài chính là gì? Giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích dự trữ khả năng thanh khoản được ghi nhận vào đâu? Giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác được tính theo phương thức nào?

Tài sản tài chính là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN thì tài sản tài chính là các loại tài sản sau:

(1) Tiền mặt;

(2) Công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác;

(3) Quyền theo hợp đồng để:

- Nhận tiền mặt hoặc tài sản tài chính khác từ đơn vị khác; hoặc

- Trao đổi các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện có thể có lợi cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

(4) Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Trong đó:

- Tiền mặt: là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành. (khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2014/TT-NHNN)

- Công cụ vốn chủ sở hữu là hợp đồng chứng tỏ được những lợi ích còn lại về tài sản của đơn vị sau khi trừ đi toàn bộ nghĩa vụ của đơn vị đó. (khoản 4 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN).

Công cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ do ngân hàng phát hành gồm cổ phiếu ưu đãi cổ tức và các công cụ vốn chủ sở hữu khác đáp ứng các điều kiện sau:

+ Được mua lại theo quy định của pháp luật và đảm bảo sau khi thực hiện vẫn tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ an toàn theo quy định;

+ Có thể dùng để bù đắp khoản lỗ mà ngân hàng không phải ngừng các giao dịch tự doanh;

+ Không phải trả cổ tức ưu đãi và chuyển cổ tức ưu đãi sang năm tiếp theo trong trường hợp việc trả cổ tức ưu đãi dẫn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng bị lỗ.

Tài sản tài chính là gì? Giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích dự trữ khả năng thanh khoản được ghi nhận vào đâu?

Tài sản tài chính là gì? (Hình từ Internet)

Giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích dự trữ khả năng thanh khoản được ghi nhận vào đâu?

Việc ghi nhận giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích dự trữ khả năng thanh khoản được ghi nhận theo quy định tại khoản 33 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:

Giải thích từ ngữ
...
32. Sổ kinh doanh là danh mục ghi nhận các trạng thái của:
a) Giao dịch tự doanh (trừ các giao dịch quy định tại điểm b khoản 33 Điều này);
b) Giao dịch để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành công cụ tài chính;
c) Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro của các giao dịch tự doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác và các giao dịch để đối ứng với các giao dịch này.
33. Sổ ngân hàng là danh mục ghi nhận trạng thái của:
a) Giao dịch repo, reverse repo;
b) Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho các khoản mục của Bảng cân đối tài sản (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng) của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các giao dịch đã phân loại vào Sổ kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm c, khoản 32 Điều này;
c) Giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích dự trữ khả năng thanh khoản;
d) Các giao dịch còn lại không thuộc sổ kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đối chiếu với quy định trên thì giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích dự trữ khả năng thanh khoản được ghi nhận vào sổ ngân hàng.

Lưu ý: Đối với giao dịch mua bán tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác và các giao dịch để đối ứng với các giao dịch này thì được ghi nhận vào sổ kinh doanh.

Giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác được tính theo phương thức nào?

Giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác được quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:

Tài sản tính theo rủi ro tín dụng
1. Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA) bao gồm tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWACR) và tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính theo công thức:
RWA = RWACR + RWACCR
Trong đó:
- RWACR: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng;
- RWACCR: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác.
...
4. Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính đối với:
a) Giao dịch tự doanh;
b) Giao dịch repo và giao dịch reverse repo;
c) Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro;
d) Giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác quy định tại mục d khoản 32 Điều 2 Thông tư này.
5. Các giao dịch đã tính rủi ro tín dụng đối tác không phải tính rủi ro tín dụng khi tính tỷ lệ an toàn vốn. Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đồng thời, căn cứ điểm d khoản 32 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
32. Sổ kinh doanh là danh mục ghi nhận các trạng thái của:
...
d) Giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác và các giao dịch để đối ứng với các giao dịch này.
...

Theo các quy định trên thì giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác được tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR).

Lưu ý: Các giao dịch đã tính rủi ro tín dụng đối tác không phải tính rủi ro tín dụng khi tính tỷ lệ an toàn vốn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,053 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào