Tài sản cố định trong doanh nghiệp có bắt buộc phải được quản lý theo giá trị còn lại trên sổ sách kế toán không?
- Tài sản cố định trong doanh nghiệp có bắt buộc phải được quản lý theo giá trị còn lại trên sổ sách kế toán không?
- Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định cần được lưu trữ ít nhất bao nhiêu năm?
- Tải Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định dành cho mọi doanh nghiệp tại đâu?
- Hướng dẫn ghi mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định dành cho mọi doanh nghiệp chính xác nhất?
Tài sản cố định trong doanh nghiệp có bắt buộc phải được quản lý theo giá trị còn lại trên sổ sách kế toán không?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định nguyên tắc quản lý tài sản cố định như sau:
Nguyên tắc quản lý tài sản cố định:
1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
2. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định - Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ
3. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.
4. Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tài sản cố định trong doanh nghiệp phải được quản lý theo giá trị còn lại trên sổ sách kế toán.
Trong đó, giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định - Số hao mòn lũy kế của tài sản cố định.
Tài sản cố định trong doanh nghiệp có bắt buộc phải được quản lý theo giá trị còn lại trên sổ sách kế toán không? (Hình từ Internet).
Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định cần được lưu trữ ít nhất bao nhiêu năm?
Tại Điều 13 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm như sau:
Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm
1. Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tự kiểm tra kế toán, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ và tài liệu khác sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
2. Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản.
3. Tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm B, C.
4. Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án.
5. Tài liệu liên quan tại đơn vị như hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, hồ sơ thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hồ sơ của các tổ chức kiểm toán độc lập.
6. Các tài liệu khác không được quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định này.
7. Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.
Như vậy, theo quy định trên tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định là một trong những loại tài liệu kế toán cần được lưu trữ ít nhất là 10 năm.
Tải Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định dành cho mọi doanh nghiệp tại đâu?
Theo quy định tại Mẫu 02-TSCĐ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có nêu rõ mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định có dạng như sau:
Tải mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định dành cho mọi donah nghiệp mới nhất Tại đây
Hướng dẫn ghi mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định dành cho mọi doanh nghiệp chính xác nhất?
Tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có hướng dẫn điền biên bản thanh lý tài sản cố định Mẫu 02-TSCĐ dành cho mọi doanh nghiệp như sau:
1. Mục đích: Xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
- Góc trên bên trái của Biên bản thanh lý TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định về việc thanh lý TSCĐ doanh nghiệp phải thành lập Ban thanh lý TSCĐ. Thành viên Ban thanh lý TSCĐ được ghi chép ở Mục I.
- Ở Mục II ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ có quyết định thanh lý như:
+ Tên, ký hiệu TSCĐ, số hiệu, số thẻ TSCĐ, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng.
+ Nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm thanh lý, giá trị còn lại của TSCĐ đó.
- Mục III ghi kết luận của Ban thanh lý, ghi ý kiến nhận xét của Ban về việc thanh lý TSCĐ.
- Mục IV, kết qủa thanh lý: Sau khi thanh lý xong căn cứ vào chứng từ tính toán tổng số chi phí thanh lý thực tế và giá trị thu hồi ghi vào dòng chi phí thanh lý và giá trị thu hồi (giá trị phụ tùng, phế liệu thu hồi tính theo giá thực tế đã bán hoặc giá bán ước tính).
- Biên bản thanh lý phải do Ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng Ban thanh lý, kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.