Tài sản bị đánh rơi có phải là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân không? Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý với tài sản bị đánh rơi thuộc quyền sở hữu toàn dân?
Tài sản bị đánh rơi có phải là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân như sau:
"Điều 3. Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
...
2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, gồm:
a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là bất động sản vô chủ).
b) Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là tài sản bị đánh rơi, bỏ quên).
c) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm).
d) Tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi là di sản không người thừa kế).
đ) Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng)."
Theo đó, tài sản bị đánh rơi chỉ được xem là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân khi tài sản đó không có người đến nhận hoặc không xác định được chủ sở hữu.
Tài sản bị đánh rơi có phải là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân không? Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý với tài sản bị đánh rơi thuộc quyền sở hữu toàn dân?
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý với tài sản bị đánh rơi thuộc quyền sở hữu toàn dân?
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau:
"Điều 5. Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân) được quy định như sau:
...
4. Đối với bất động sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý đối với bất động sản, di tích lịch sử - văn hóa, Phòng Tài chính Kế hoạch là đơn vị chủ trì quản lý đối với động sản; trường hợp một vụ việc bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau (bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản) thì Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản."
Theo quy định trên, đối với tài sản bị đánh rơi thì Phòng Tài chính Kế hoạch là đơn vị quản lý nếu tài sản là động sản.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân là gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau:
"Điều 6. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản từ khi tiếp nhận đến khi hoàn thành việc xử lý theo phương án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Lập hồ sơ, trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; trừ các trường hợp tài sản thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Lập hoặc báo cáo cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này lập phương án xử lý tài sản, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
5. Thanh toán các chi phí có liên quan, bao gồm cả Phần giá trị tài sản thuộc về tổ chức, cá nhân (nếu có) theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan."
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền quản lý tài sản thuộc quyền sử hữu của toàn dân có những trách nhiệm theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.