Tại phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì ai có quyền tham gia?
- Tại phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì ai có quyền tham gia?
- Nguyên tắc tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thế nào?
- Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân ra sao?
Tại phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì ai có quyền tham gia?
Căn cứ tại Điều 17 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định ngoài người tiến hành phiên họp gồm có Thẩm phán và Thư ký phiên họp thì thành phần tham gia gồm có:
- Đại diện cơ quan đề nghị quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Kiểm sát viên
- Người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ
- Cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị.
Ngoài ra trong trường hợp cần thiết thì Tòa án có thể yêu cầu tham gia đối với các đối tượng:
- Đại diện cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện.
- Người giám định.
- Người phiên dịch.
- Chuyên gia y tế, giáo dục, tâm lý.
- Đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị là người chưa thành niên học tập.
- Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị đề nghị cư trú.
- Những người khác tham gia phiên họp để trình bày ý kiến về các vấn đề có liên quan.
Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 04/2015/NQ-HĐTP thì trường hợp cần thiết là trường hợp Thẩm phán xét thấy cần có thêm ý kiến của chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học; của đại diện chính quyền địa phương, cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện, nhà trường nơi người bị đề nghị là người chưa thành niên học tập; người giám định, người phiên dịch để làm rõ những tình tiết, tài liệu có trong hồ sơ đề nghị, nhưng chưa rõ ràng hoặc còn có ý kiến khác nhau.
Tại phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì ai có quyền tham gia? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thế nào?
Người tổ chức, tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân phải đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 19 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13, cụ thể như sau:
Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Người tham gia phiên họp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Pháp lệnh này phải có mặt tại phiên họp; trường hợp đại diện cơ quan đề nghị, Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.
2. Người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị vắng mặt có lý do chính đáng thì Tòa án có thể hoãn phiên họp; trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc có yêu cầu xem xét vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
3. Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà Tòa án không thể thay thế ngay được thì phải hoãn phiên họp.
4. Thời hạn hoãn phiên họp không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo hoãn. Tòa án phải thông báo về việc hoãn phiên họp cho những người tham gia phiên họp quy định tại khoản 1 Điều này và nêu rõ lý do hoãn, thời gian mở lại phiên họp.
Đối với người vắng mặt tại phiên họp thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản.
Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân ra sao?
Căn cứ Điều 20 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định trình tự tiến hành phiên họp họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân được chia làm 2 phần như sau:
* Trước khi khai mạc phiên họp
- Trước khi khai mạc phiên họp, Thư ký phiên họp tiến hành các công việc sau đây:
+ Phổ biến nội quy phiên họp;
+ Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án yêu cầu tham dự phiên họp; nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do và báo cáo Thẩm phán để xem xét tiếp tục tiến hành phiên họp hoặc hoãn phiên họp.
* Khai mạc phiên họp
Bước 1: Thẩm phán tuyên bố khai mạc phiên họp.
Bước 2: Thẩm phán phải giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia phiên họp.
Trường hợp có yêu cầu thay đổi Thẩm phán thì Thẩm phán phải xem xét; nếu có căn cứ thì tạm dừng phiên họp và báo cáo Chánh án Tòa án xem xét, quyết định.
Nếu phải thay đổi Thẩm phán mà không có Thẩm phán khác thay thế thì phải hoãn phiên họp.
Bước 3: Những người tham gia phiên họp trình bày ý kiến, đề nghị, tranh luận về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Đại diện cơ quan đề nghị trình bày nội dung đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên trình bày ý kiến về nội dung đề nghị của cơ quan đề nghị;
- Người tham gia phiên họp trình bày ý kiến về điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nhân thân của người bị đề nghị; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; hình thức, biện pháp đã giáo dục; đề nghị hoặc không đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Đại diện cơ quan đề nghị, người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị tranh luận về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
Bước 4: Thẩm phán công bố quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.