Tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định được tiêu huỷ trong những trường hợp nào?
Tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định được tiêu huỷ trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-BTC năm 2020 quy định về việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp sau đây:
a) Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
b) Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước.
b) Quá trình tiêu hủy phải tác động làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và loại bỏ hoàn toàn thông tin bí mật nhà nước.
c) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.
...
Như vậy, theo quy định thì tài liệu bí mật nhà nước của Bộ Tài chính được tiêu huỷ trong các trường hợp sau đây:
(1) Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
(2) Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
Tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định được tiêu huỷ trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Tài chính phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-BTC năm 2020 quy định về viêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp sau đây:
a) Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
b) Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước.
b) Quá trình tiêu hủy phải tác động làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và loại bỏ hoàn toàn thông tin bí mật nhà nước.
c) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.
3. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 8 Quy chế này có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
b) Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu đơn vị.
...
Như vậy, theo quy định thì việc tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
(1) Không để bị lộ, bị mất bí mật Nhà nước.
(2) Quá trình tiêu hủy phải tác động làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng của tài liệu, vật chứa bí mật Nhà nước và loại bỏ hoàn toàn thông tin bí mật Nhà nước.
(3) Tài liệu, vật chứa bí mật Nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.
Ai có thẩm quyền quyết định việc tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Tài chính?
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-BTC năm 2020 quy định về viêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
c) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.
3. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 8 Quy chế này có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
b) Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu đơn vị.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-BTC năm 2020 quy định về việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
2. Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước:
a) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm: Bộ trưởng, Người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ.
b) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:
- Những người quy định tại điểm a khoản này;
- Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ;
- Người đứng đầu Cục, Vụ và tương đương thuộc Tổng cục và tương đương;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp thuộc Bộ.
c) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:
...
Như vậy, theo quy định thì những người sau đây sẽ có thẩm quyền quyết định việc tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Tài chính:
(1) Bộ trưởng Bộ Tài chính;
(2) Người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ;
(3) Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ;
(4) Người đứng đầu Cục, Vụ và tương đương thuộc Tổng cục và tương đương;
(5) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp thuộc Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.