Tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm bao gồm:

- Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

- Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

- Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

- Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

(Theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)

Tài sản bảo đảm đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Pháp luật Tài sản bảo đảm bị xử lý trong những trường hợp nào theo quy định của pháp luật? Tài sản bảo đảm dùng được xử lý theo những phương thức nào?
Cho tôi hỏi trường hợp nào mà tài sản bảo đảm dùng trong việc thế chấp sẽ được xử lý? có những biện pháp xử lý nào? Có thể chỉ dùng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm mà không liên quan đến tài sản gắn liền với đất hay không? Câu hỏi của anh Trí đến từ Ninh Bình.
Pháp luật Tài sản thuộc sở hữu toàn dân có được dùng để làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định hiện nay không?
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân có được xem là tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hay không? Tài sản bảo đảm đã được bán thì có quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm hay không vậy? Quy định nếu có giúp tôi, tôi cảm ơn! Câu hỏi của bạn Thanh đến từ Đồng Nai.
Pháp luật Thỏa thuận không thành giá khởi điểm của tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu thì có cần thẩm định lại giá khởi điểm đó hay không?
Tôi muốn hỏi trường hợp thỏa thuận không thành giá khởi điểm của tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu thì có cần thẩm định lại giá khởi điểm đó hay không? Doanh nghiệp nào có thẩm quyền thẩm định giá khởi điểm của tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu? Sau khi thẩm định, việc xác định giá khởi điểm dựa trên kết quả thẩm định đó được thực hiện như thế nào?
Pháp luật Tài sản bảo đảm và phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm được pháp luật quy định như thế nào? Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có sự biến động về tài sản thì giải quyết ra sao?
Xin chào Ban tư vấn THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, tôi muốn tìm hiểu về tài sản bảo đảm và phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm được pháp luật quy định như thế nào? Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có sử biến động tài sản thì giải quyết ra sao? Mong được hỗ trợ, xin cảm ơn!
Pháp luật Đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm khi nào? Chuẩn bị hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp tàu biển ra sao?
Tôi là Thúy Liễu, cho tôi hỏi thực hiện đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm khi nào? Chuẩn bị hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp tàu biển ra sao? Chồng tôi có thực hiện thế chấp tàu biển, do đó tôi thắc về việc đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản thế chấp tàu biển như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật Trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết thì tài sản bảo đảm được xử lý như thế nào?
Tôi muốn biết trong trường hợp bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản bị chết đi thì tài sản bảo đảm đó được xử lý như thế nào? Tôi có tìm hiểu qua về vấn đề đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản, nên tôi có thắc mắc như vậy. Mong được giải đáp ạ! Xin cảm ơn!
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào