Suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía có quy mô từ 1.000 tấn mía mỗi ngày trở lên được xác định vào thời gian nào?

Cho tôi hỏi, đối với cơ sở sản xuất đường mía có quy mô từ 1.000 tấn mía mỗi ngày trở lên, suất tiêu hao năng lượng của cơ sở được xác định vào thời gian nào? Để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía có những giải pháp nào về quản lý và kỹ thuật công nghệ? Câu hỏi của anh Nghĩa Bình tại Đồng Nai.

Suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía có quy mô từ 1.000 tấn mía mỗi ngày trở lên được xác định vào thời gian nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2019/TT-BCT giải thích thì suất tiêu hao năng lượng (SEC) là tổng năng lượng tiêu hao được tính bằng Mega-joule (MJ) để sản xuất một tấn sản phẩm.

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 39/2019/TT-BCT quy định về phương pháp xác định suất tiêu hao năng lượng như sau:

Phương pháp xác định suất tiêu hao năng lượng
Suất tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía xác định theo phương pháp quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.

Tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 39/2019/TT-BCT quy định về phương pháp xác định suất tiêu hao năng lượng trong các cơ sở sản xuất đường mía như sau:

Phạm vi đánh giá là cơ sở sản xuất sản phẩm đường mía, không bao gồm khu vực canh tác, trồng trọt, phương tiện vận tải cơ giới và phần điện năng phát lên lưới điện quốc gia.
2. Thời gian xác định suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía là từ ngày 01 tháng 08 năm trước tới 31 tháng 07 năm lập báo cáo.
...

Theo quy định trên, thời gian xác định suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía có quy mô từ 1.000 tấn mía mỗi ngày là từ ngày 01 tháng 08 năm trước tới 31 tháng 07 năm lập báo cáo.

đường mía

Cơ sở sản xuất đường mía (Hình từ Internet)

Để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía có những giải pháp nào về quản lý và kỹ thuật công nghệ?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 39/2019/TT-BCT quy định về trách nhiệm của Sở Công Thương như sau:

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía
1. Các giải pháp về quản lý bao gồm:
a. Tăng cường quản lý các hoạt động sử dụng năng lượng tại các cơ sở sản xuất đường mía;
b. Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý năng lượng tại các cơ sở sản xuất đường mía.
2. Các giải pháp về kỹ thuật công nghệ bao gồm:
a. Tối ưu hóa quy trình sản xuất;
b. Sử dụng các thiết bị sử dụng hiệu quả năng lượng.
3. Khuyến khích các cơ sở sản xuất đường mía áp dụng các giải pháp cải thiện, nâng cao hiệu suất năng lượng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía có các giải pháp về quản lý bao gồm:

- Tăng cường quản lý các hoạt động sử dụng năng lượng tại các cơ sở sản xuất đường mía;

- Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý năng lượng tại các cơ sở sản xuất đường mía.

Bên cạnh đó, các giải pháp về kỹ thuật công nghệ bao gồm:

- Tối ưu hóa quy trình sản xuất;

- Sử dụng các thiết bị sử dụng hiệu quả năng lượng.

Một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía

Tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 39/2019/TT-BCT quy định về một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía như sau:

- Tăng cường quản lý nội vi, tạo cơ chế ràng buộc trách nhiệm tiết kiệm năng lượng trong nhà máy.

- Tối ưu hóa quá trình cháy trong lò hơi nhờ công tác thí nghiệm và hiệu chỉnh lò hơi.

- Tận dụng nhiệt thải để sấy bã mía.

- Đảm bảo các thiết bị tiết kiệm năng lượng trong lò hơi hoạt động hiệu quả.

- Tuân thủ qui trình bảo dưỡng định kỳ của lò, kiểm tra lớp bảo ôn xung quanh lò.

- Vận hành lò hơi ở công suất gần với định mức (khoảng gần 90% công suất định mức).

- Nâng cao thông số hơi quá nhiệt khi ra khỏi lò hơi và thay thế các hệ dẫn động bằng hơi trong dây chuyền sản xuất bằng động cơ điện.

- Giảm độ ăn mòn của cánh tuarbin giúp tăng hiệu suất phát điện.

- Thay thế tuabin đối áp bằng tuabin ngưng hơi có cửa trích hơi.

- Tối ưu hóa hệ thống phân phối hơi.

- Tối ưu hóa quá trình công nghệ trong quá trình bốc hơi nước mía.

- Trang bị thiết bị bốc hơi có kết cấu hợp lý giúp tiết kiệm hơi bão hòa.

- Tái tuần hoàn nước ngưng.

- Tăng nồng độ Brix trước khi nấu.

- Tái sử dụng hơi từ thiết bị bay hơi đa tầng.

- Sử dụng nồi nấu liên tục nằm ngang.

- Thu hồi nhiệt thải từ công đoạn sấy đường.

- Tự động hóa quá trình sấy đường.

- Sử dụng hơi nước thay vì nước nóng nếu cần gia nhiệt trên 950C.

- Cải thiện máy nén khí.

- Thay thế Động cơ một chiều bằng động cơ xoay chiều.

- Sử dụng máy biến áp hiệu suất cao.

- Thay thế động cơ thường bằng động cơ hiệu suất cao.

- Lắp biến tần cho động cơ.

- Thay thế turbin hơi bằng động cơ điện cho bơm nước, máy nghiền.

- Thay thế hệ thống chiếu sáng hiệu suất cao.

- Đầu tư thay thế hệ thống ép mía trục cán thay bằng khuếch tán, giảm tối đa việc sử dụng điện và hơi cho hệ thống ép, tăng lượng hơi cho phát điện.

- Đầu tư máy ly tâm gián đoạn hiện đại chạy bằng biến tần có khả năng tái sinh nguồn điện.

- Đầu tư hệ thống chế luyện đường theo hướng tự động hóa cao, không cánh khuấy thay thế các hệ thống nồi nấu mẻ truyền thống dùng cánh khuấy.

Lưu ý, Quy định trên không áp dụng đối với đường hóa học, đường nho, cồn sinh học và các sản phẩm đường khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

932 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào