Sinh viên năm nhất có được mua xe cũ trả góp hay không? Mua xe trả góp có phải sang tên xe không?
Mua xe trả góp là gì?
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào đưa ra khái niệm của mua xe trả góp. Tuy nhiên, đây được xem là hình thức trả chậm, trả dần theo khoản 1 Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015:
“Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo quy định này, mua xe trả góp được hiểu là hình thức khi bên mua đã nhận được xe và được quyền trả dần tiền trong một thời hạn nhất định. Trong khi đó, bên bán vẫn có quyền sở hữu với chiếc xe cho đến khi bên mua trả đủ tiền. Trong trường hợp hai bên có thỏa thuận khác thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận của hai bên.
Như vậy, mặc dù pháp luật không có quy định về mua xe trả góp nhưng đây được xem là hình thức của việc mua trả chậm hoặc mua trả dần theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Mua xe trả góp cần những điều kiện gì?
Bởi pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về hình thức mua xe trả góp nên về điều kiện cũng như các thủ tục cần thiết sẽ căn cứ vào thực tế, và tùy thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán để thống nhất về điều kiện mua xe trả góp. Thông thường có thể được thực hiện theo các điều kiện như sau:
Hình thức mua xe trả góp là việc mua trả chậm hoặc mua trả dần nên điều kiện bắt buộc để được mua xe là người mua phải trả tiền đúng hạn. Để đảm bảo cho việc này có thể thực hiện qua các điều kiện sau:
- Có tài sản thế chấp hoặc có thể thế chấp bằng chính chiếc xe trả góp đó.
- Tốt nhất là có thể chứng minh được bản thân có khả năng trả nợ như: Bảng lương, sổ tiết kiệm, tài sản có giá trị khác...
- Các loại giấy tờ xác nhận về nhân thân như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu...
Vậy nếu bạn là sinh viên năm nhất nhưng xó đủ các điều kiện trên thì sẽ được mua xe trả góp.
Sinh viên năm nhất có được mua xe cũ trả góp hay không?
Mua xe trả góp có phải sang tên không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về trách nhiệm của chủ xe như sau:
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe cho tổ chức, cá nhân:
- Sang tên cho tổ chức, cá nhân khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là sang tên khác tỉnh): Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe;
- Sang tên cho tổ chức, cá nhân trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là sang tên cùng tỉnh): Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe; Trường hợp tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế làm thủ tục sang tên ngay thì không phải làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.
Theo đó, khi bạn tiến hành mua xe, chủ xe phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục sang tên xe. Trường hợp của bạn là mua xe trả góp thì phải làm thủ tục sang tên, việc trả góp chỉ là hình thức thanh toán giao dịch giữa người mua và người bán xe, không ảnh hưởng đến việc chuyển quyền sở hữu xe.
Sang tên xe cũ cần những thủ tục gì?
Như đã trình bày ở trên, khi mua bán xe cũ từ người khác, cần thực hiện thủ tục sang tên xe để không xảy ra tranh chấp sau này. Tại Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện cơ giới đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2020. Theo đó, thủ tục đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh được thực hiện như sau:
Bước 1: Khai báo và nộp giấy đăng ký xe, biển số xe (do người chuyển quyền sở hữu xe thực hiện), căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA:
- Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe cho tổ chức, cá nhân:
+ Sang tên cho tổ chức, cá nhân khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là sang tên khác tỉnh): Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe;
+ Sang tên cho tổ chức, cá nhân trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là sang tên cùng tỉnh): Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe; Trường hợp tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế làm thủ tục sang tên ngay thì không phải làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sang tên xe (do người nhận chuyển quyền sở hữu xe thực hiện), căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư 58/2020/TT-BCA:
- Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, phân bổ hoặc được thừa kế xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú: Nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 7; khoản 2, khoản 3 Điều 8, giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (không áp dụng trường hợp sang tên ngay trong cùng tỉnh sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu xe) và xuất trình giấy tờ của chủ xe theo quy định tại Điều 9 Thông tư này để làm thủ tục đăng ký sang tên. Trình tự cấp biển số thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm đ (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh, mô tô sang tên trong cùng điểm đăng ký) và điểm b, điểm c điểm d, điểm đ khoản 1 Điều này (đối với sang tên khác tỉnh).
Như vậy, người nhận chuyển quyền sở hữu xe, chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Giấy khai đăng ký xe theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58/2020/TT-BCA.
- Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe.
- Giấy tờ lệ phí trước bạ xe.
- Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký xe (trường hợp sang tên ngay trong cùng tỉnh sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu xe thì không cần giấy này).
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên xe ( do người nhận chuyển quyền sở hữu xe thực hiện)
Người nhận chuyển quyền sở hữu xe nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký sang tên xe cho cơ quan Công an cấp huyện nơi cư trú để được giải quyết sang tên xe theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.