Sau khi phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 thì việc theo dõi và xử trí tai biến như thế nào? Phẫu thuật này chống chỉ định trong trường hợp nào?
- Sau khi phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 thì việc theo dõi và xử trí tai biến như thế nào?
- Phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 thì sẽ chống chỉ định trong trường hợp nào?
- Ở bước chuẩn bị phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 thì người bệnh phải chuẩn bị ra sao và khi tiến hành phẫu thuật phải nằm với tư thế nào?
Sau khi phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 thì việc theo dõi và xử trí tai biến như thế nào?
Phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT VÁ DA DIỆN TÍCH > 10 CM2
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Theo dõi băng vết thương.
- Tình trạng mảnh ghép.
2. Xử trí tai biến:
- Mảnh ghép bị hoại tử: Đánh giá lại tổ chức hạt, nếu chưa tốt cần thay băng, kích thích tổ chức hạt mọc.
- Nhiễm trùng: Loại bỏ mảnh ghép nếu cần thiết, thay băng, khi tình trạng ổn định mới quyết định ghép.
...
Theo đó, có thể thấy rằng phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 bệnh nhân phải được theo dõi như sau:
- Theo dõi băng vết thương.
- Tình trạng mảnh ghép.
Như vậy, có thể thấy rằng sau khi phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 thì bệnh nhân cần phải tiếp tục theo dõi như trên.
Phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 (Hình từ Internet)
Phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 thì sẽ chống chỉ định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Quy trình kỹ thuật phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT VÁ DA DIỆN TÍCH > 10 CM2
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Vá da dày: với những vùng tỳ đè, cầm nắm.
- Vá da mỏng: tại những vị trí da mỏng, không có chức năng cầm nắm, tỳ đè chịu lực.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Vùng khuyết da tổ chức hạt mọc chưa tốt.
- Vùng khuyết da còn tình trạng viêm, nhiễm trùng.
...
Theo đó, phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 thì sẽ chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Vùng khuyết da tổ chức hạt mọc chưa tốt.
- Vùng khuyết da còn tình trạng viêm, nhiễm trùng.
Ở bước chuẩn bị phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 thì người bệnh phải chuẩn bị ra sao và khi tiến hành phẫu thuật phải nằm với tư thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục IV và Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT VÁ DA DIỆN TÍCH > 10 CM2
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình.
2. Người bệnh: Chuẩn bị bệnh án, hồ sơ đầy đủ thủ tục hành chính.
3. Phương tiện: Dao lấy da chuyên dụng, bộ dụng cụ phẫu thuật.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Tùy thuộc vào vị trí lấy mảnh ghép, vùng khuyết da.
2. Vô cảm: Gây tê tủy sống hoặc đám rối hoặc có thể mê khí quản.
3. Kỹ thuật:
- Đánh giá chức năng vùng khuyết da để quyết định vá da dày hay mỏng.
- Đánh giá diện tích vùng khuyết da.
- Gây tê tại chỗ vùng lấy da:
- Lấy da dày: Da đầu, da bụng, nếp bẹn là những vị trí hay sử dụng.
- Lấy da mỏng: Da cánh tay, cẳng tay, đặc biệt da mặt ngoài đùi.
- Làm sạch mảnh ghép
- Mảnh ghép da dày: Làm sạch tổ chức mỡ, tổ chức dưới da.
- Mảnh ghép da mỏng: Làm sạch tổ chức máu, fibrin mặt trong.
- Làm sạch vùng khuyết da bằng nước muối sinh lý, thấm khô.
- Vá da dày:
+ Đặt mảnh ghép vào vùng khuyết da, khâu các mép mảnh ghép mép vết thương.
+ Đặt gạc dày ép lên vùng ghép da, cố định bằng khâu hoặc băng chun.
- Vá da mỏng: trải đều mảnh ghép lên vùng khuyết da, tránh nhầm mặt trong và mặt ngoài.
- Cố định mảnh ghép bằng gạc mỡ, băng chun.
- Thay băng sau 3-5 ngày.
...
Theo đó, các bước thực hiện phẫu thuật vá da diện tích lớn hơn 10cm2 bao gồm:
- Bước chuẩn bị thực hiện như sau:
Bước 1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình.
Bước 2. Người bệnh: Chuẩn bị bệnh án, hồ sơ đầy đủ thủ tục hành chính.
Bước 3. Phương tiện: Dao lấy da chuyên dụng, bộ dụng cụ phẫu thuật.
- Các bước tiến hành như sau:
Bước 1. Tư thế người bệnh: Tùy thuộc vào vị trí lấy mảnh ghép, vùng khuyết da.
Bước 2. Vô cảm: Gây tê tủy sống hoặc đám rối hoặc có thể mê khí quản.
Bước 3. Kỹ thuật:
- Đánh giá chức năng vùng khuyết da để quyết định vá da dày hay mỏng.
- Đánh giá diện tích vùng khuyết da.
- Gây tê tại chỗ vùng lấy da:
- Lấy da dày: Da đầu, da bụng, nếp bẹn là những vị trí hay sử dụng.
- Lấy da mỏng: Da cánh tay, cẳng tay, đặc biệt da mặt ngoài đùi.
- Làm sạch mảnh ghép
- Mảnh ghép da dày: Làm sạch tổ chức mỡ, tổ chức dưới da.
- Mảnh ghép da mỏng: Làm sạch tổ chức máu, fibrin mặt trong.
- Làm sạch vùng khuyết da bằng nước muối sinh lý, thấm khô.
- Vá da dày:
+ Đặt mảnh ghép vào vùng khuyết da, khâu các mép mảnh ghép mép vết thương.
+ Đặt gạc dày ép lên vùng ghép da, cố định bằng khâu hoặc băng chun.
- Vá da mỏng: trải đều mảnh ghép lên vùng khuyết da, tránh nhầm mặt trong và mặt ngoài.
- Cố định mảnh ghép bằng gạc mỡ, băng chun.
- Thay băng sau 3-5 ngày.
Như vậy, trước khi thực hiện phẫu thuật thì người bệnh phải chuẩn bị bệnh án, hồ sơ đầy đủ thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, khi tiến hành phẫu thuật phải nằm với tư thế tùy thuộc vào vị trí lấy mảnh ghép, vùng khuyết da.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.