Sản xuất kinh doanh là gì? 03 mẫu phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới nhất?

Sản xuất kinh doanh là gì? 03 mẫu phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới nhất? Những ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh nào được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp?

Sản xuất kinh doanh là gì?

Sản xuất kinh doanh có thể hiểu là quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, với mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận.

Nói một cách đơn giản, đó là hoạt động biến các nguồn lực (như nguyên liệu, lao động, vốn) thành những sản phẩm có giá trị mà người tiêu dùng sẵn sàng mua.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Sản xuất kinh doanh là gì? 03 mẫu phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới nhất?

Sản xuất kinh doanh là gì? 03 mẫu phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới nhất? (hình từ internet)

03 mẫu phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới nhất?

(1) Mẫu phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (áp dụng đối với ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ, trừ công ty an ninh, quốc phòng) theo Mẫu số 03-1A/TNDN Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:

03 mẫu phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới nhất?

Tải về Mẫu phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (áp dụng đối với ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ, trừ công ty an ninh, quốc phòng)

(2) Mẫu Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (áp dụng đối với ngành ngân hàng, tín dụng) theo Mẫu số 03-1B/TNDN Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:

03 mẫu phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới nhất?

Tải về Mẫu Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (áp dụng đối với ngành ngân hàng, tín dụng)

(3) Mẫu Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (áp dụng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán) theo Mẫu số 03-1C/TNDN Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:

03 mẫu phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới nhất?

Tải về Mẫu Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (áp dụng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán)

Những ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh nào được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp
1. Ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp:
a) Công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp; công nghiệp cơ khí (như: Ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế,...); công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp dệt may, da giày;
b) Công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử; công nghiệp năng lượng thông minh; công nghiệp công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học;
c) Các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương cần được bảo tồn và phát triển; dịch vụ kho bãi, đóng gói bao bì, vận chuyển hàng hóa, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị công nghiệp và dịch vụ khác phục vụ trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương với tổng diện tích không quá 10% diện tích cụm công nghiệp;
d) Các ngành, nghề công nghiệp khác có công nghệ cao, sạch, tiêu tốn ít năng lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững;
đ) Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm tại các làng nghề, khu dân cư được khuyến khích di dời vào cụm công nghiệp.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp phù hợp phương án phát triển cụm công nghiệp thuộc quy hoạch tỉnh, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thể hiện tại Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh sau đây được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp:

(1) Công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp; công nghiệp cơ khí (như: Ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế,...); công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp dệt may, da giày;

(2) Công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử; công nghiệp năng lượng thông minh; công nghiệp công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học;

(3) Các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương cần được bảo tồn và phát triển; dịch vụ kho bãi, đóng gói bao bì, vận chuyển hàng hóa, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị công nghiệp và dịch vụ khác phục vụ trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương với tổng diện tích không quá 10% diện tích cụm công nghiệp;

(4) Các ngành, nghề công nghiệp khác có công nghệ cao, sạch, tiêu tốn ít năng lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững;

(5) Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm tại các làng nghề, khu dân cư được khuyến khích di dời vào cụm công nghiệp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
72 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào