Quy trình tổ chức kiểm tra trình độ kỹ năng nghề đối với công nhân Quốc phòng được thực hiện thế nào?
- Quy trình tổ chức kiểm tra trình độ kỹ năng nghề đối với công nhân Quốc phòng được thực hiện thế nào?
- Công nhân Quốc phòng muốn tham dự kiểm tra đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 6 thì cần đáp ứng điều kiện gì?
- Công nhân Quốc phòng tham dự kiểm tra trình độ kỹ năng nghề được quyền nộp đơn đề nghị phúc tra bài kiểm tra trong thời hạn bao lâu?
Quy trình tổ chức kiểm tra trình độ kỹ năng nghề đối với công nhân Quốc phòng được thực hiện thế nào?
Quy trình tổ chức kiểm tra trình độ kỹ năng nghề được quy định tại Điều 14 Thông tư 142/2020/TT-BQP như sau:
Quy trình tổ chức kiểm tra
1. Thành lập Hội đồng, Ban giám khảo kiểm tra trình độ kỹ năng nghề.
2. Lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức kiểm tra.
3. Tổ chức kiểm tra theo bậc trình độ kỹ năng của từng nghề.
4. Công nhận kết quả.
5. Cấp chứng chỉ kỹ năng nghề bậc mới cho công nhân quốc phòng tham dự kiểm tra trình độ kỹ năng nghề có kết quả đạt yêu cầu trở lên.
Như vậy, theo quy định, quy trình tổ chức kiểm tra trình độ kỹ năng nghề đối với công nhân Quốc phòng được thực hiện như sau:
(1) Thành lập Hội đồng, Ban giám khảo kiểm tra trình độ kỹ năng nghề.
(2) Lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức kiểm tra.
(3) Tổ chức kiểm tra theo bậc trình độ kỹ năng của từng nghề.
(4) Công nhận kết quả.
(5) Cấp chứng chỉ kỹ năng nghề bậc mới cho công nhân quốc phòng tham dự kiểm tra trình độ kỹ năng nghề có kết quả đạt yêu cầu trở lên.
Quy trình tổ chức kiểm tra trình độ kỹ năng nghề đối với công nhân Quốc phòng được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Công nhân Quốc phòng muốn tham dự kiểm tra đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 6 thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện của công nhân quốc phòng tham dự kiểm tra trình độ kỹ năng nghề được quy định tại Điều 23 Thông tư 142/2020/TT-BQP như sau:
Điều kiện của công nhân quốc phòng tham dự kiểm tra
...
7. Để được kiểm tra đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 6 của một nghề, công nhân Quốc phòng phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 5 tương ứng với nghề kiểm tra và có thời gian làm việc liên tục trong nghề được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 hoặc bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề kiểm tra và có thời gian làm việc liên tục trong nghề được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề tương ứng với nghề kiểm tra và có thời gian làm việc liên tục trong nghề được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp tương ứng với nghề kiểm tra và có thời gian làm việc liên tục trong nghề được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp, bằng nghề công nhân kỹ thuật tương ứng với nghề kiểm tra và có thời gian làm việc liên tục trong nghề được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Để được kiểm tra đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 7 của một nghề, công nhân quốc phòng phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 6 tương ứng với nghề kiểm tra và có thời gian làm việc liên tục trong nghề được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 5 tương ứng với nghề kiểm tra và có thời gian làm việc liên tục trong nghề được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
...
Như vậy, theo quy định, công nhân Quốc phòng muốn tham dự kiểm tra đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 6 của một nghề thì phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau:
(1) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 5 tương ứng với nghề kiểm tra và có thời gian làm việc liên tục trong nghề được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 142/2020/TT-BQP;
(2) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 hoặc bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề kiểm tra và có thời gian làm việc liên tục trong nghề được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 142/2020/TT-BQP;
(3) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề tương ứng với nghề kiểm tra và có thời gian làm việc liên tục trong nghề được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 142/2020/TT-BQP;
(4) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp tương ứng với nghề kiểm tra và có thời gian làm việc liên tục trong nghề được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 142/2020/TT-BQP;
(5) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp, bằng nghề công nhân kỹ thuật tương ứng với nghề kiểm tra và có thời gian làm việc liên tục trong nghề được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 142/2020/TT-BQP.
Công nhân Quốc phòng tham dự kiểm tra trình độ kỹ năng nghề được quyền nộp đơn đề nghị phúc tra bài kiểm tra trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn phúc tra bài kiểm tra được quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 142/2020/TT-BQP như sau:
Phúc tra bài kiểm tra
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được thông báo kết quả kiểm tra trình độ kỹ năng nghề, người tham dự kiểm tra được quyên nộp đơn đề nghị Hội đồng phúc tra bài kiểm tra.
2. Khi nhận được đơn đề nghị của người dự kiểm tra trình độ kỹ năng nghề theo quy định, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thành lập Hội đồng phúc tra và tổ chức phúc tra theo quy chế; thông báo kết quả phúc tra đến cơ quan, đơn vị và người đề nghị phúc tra.
Như vậy, theo quy định, công nhân Quốc phòng tham dự kiểm tra trình độ kỹ năng nghề được quyền nộp đơn đề nghị phúc tra bài kiểm tra trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được thông báo kết quả kiểm tra trình độ kỹ năng nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.