Quan trắc khí tượng nông nghiệp bao gồm những hoạt động gì? Vị trí thực hiện quan trắc được quy định ra sao?
Quan trắc khí tượng nông nghiệp bao gồm những hoạt động gì?
Quan trắc khí tượng nông nghiệp bao gồm những hoạt động được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12636-13:2021 về Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 13: Quan trắc khí tượng nông nghiệp, cụ thể như sau:
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ nêu trong TCVN 12904:2020 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Quan trắc khí tượng nông nghiệp (Agrometeorological observation)
Quan trắc các yếu tố vật lý môi trường sống và đặc trưng sinh học của cây trồng nông nghiệp.
3.2
Vị trí quan trắc khí tượng nông nghiệp (Agrometeorological observation site)
Nơi được lựa chọn tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật để tiến hành quan trắc khí tượng nông nghiệp.
Theo đó, quan trắc khí tượng nông nghiệp bao gồm quan trắc các yếu tố vật lý môi trường sống và đặc trưng sinh học của cây trồng nông nghiệp.
Vị trí thực hiện quan trắc khí tượng nông nghiệp cần đáp ứng yêu cầu gì?
Vị trí thực hiện quan trắc khí tượng nông nghiệp được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12636-13:2021 về Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 13: Quan trắc khí tượng nông nghiệp, cụ thể như sau:
5 Vị trí quan trắc
5.1 Vị trí quan trắc các yếu tố khí tượng
Quan trắc các yếu tố khí tượng được thực hiện tại vườn quan trắc khí tượng bề mặt.
5.2 Vị trí quan trắc đặc trưng sinh học cây trồng
Vị trí quan trắc đặc trưng sinh học của cây trồng là nơi tiến hành quan trắc định kỳ quá trình sinh trưởng phát triển, hình thành năng suất cây trồng.
5.2.1 Yêu cầu về vị trí quan trắc
- Tiêu biểu cho thổ nhưỡng, địa thế, địa hình, chế độ canh tác của khu vực và đại diện cho cây trồng chính của địa phương;
- Gần trạm quan trắc khí tượng bề mặt, không cách xa quá 5 km. Trường hợp vị trí quan trắc sinh học xa trạm quan trắc khí tượng bề mặt từ 2 km đến 5 km thì phải quan trắc thêm yếu tố lượng mưa;
- Đảm bảo lâu dài, trường hợp phải thay đổi thì địa điểm mới cần có điều kiện tự nhiên tương đương địa điểm cũ;
- Đối với cây trồng lâu năm, diện tích mỗi khu vực đảm bảo tối thiểu 1 000 m2;
- Quan trắc tại đồng ruộng của nhân dân, diện tích mỗi khu vực đảm bảo tối thiểu 500 m2. (Đối với ruộng mạ, vườn ươm cây con, diện tích phải trên 20 m2);
- Quan trắc trên khu vực thí nghiệm, diện tích mỗi khu vực đảm bảo tối thiểu 200 m2.
...
Như vậy, vị trí thực hiện quan trắc khí tượng nông nghiệp cần đáp ứng yêu cầu sau:
- Tiêu biểu cho thổ nhưỡng, địa thế, địa hình, chế độ canh tác của khu vực và đại diện cho cây trồng chính của địa phương;
- Gần trạm quan trắc khí tượng bề mặt, không cách xa quá 5 km. Trường hợp vị trí quan trắc sinh học xa trạm quan trắc khí tượng bề mặt từ 2 km đến 5 km thì phải quan trắc thêm yếu tố lượng mưa;
- Đảm bảo lâu dài, trường hợp phải thay đổi thì địa điểm mới cần có điều kiện tự nhiên tương đương địa điểm cũ;
- Đối với cây trồng lâu năm, diện tích mỗi khu vực đảm bảo tối thiểu 1 000 m2;
- Quan trắc tại đồng ruộng của nhân dân, diện tích mỗi khu vực đảm bảo tối thiểu 500 m2. (Đối với ruộng mạ, vườn ươm cây con, diện tích phải trên 20 m2);
- Quan trắc trên khu vực thí nghiệm, diện tích mỗi khu vực đảm bảo tối thiểu 200 m2.
Quan trắc khí tượng nông nghiệp bao gồm những hoạt động gì? Vị trí thực hiện quan trắc được quy định ra sao? (hình từ internet)
Nội dung đánh giá sự phát triển của thực vật trong việc quan trắc khí tượng nông nghiệp được quy định ra sao?
Nội dung đánh giá sự phát triển của thực vật trong việc quan trắc khí tượng nông nghiệp được quy định tại tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12636-13:2021 về Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 13: Quan trắc khí tượng nông nghiệp, cụ thể như sau:
7.4 Quan trắc phát triển
7.4.1 Đánh giá trạng thái phát triển
7.4.1.1 Nội dung đánh giá
- Trạng thái bên ngoài của cây;
- Tốc độ ra lá, nhánh, tăng thêm mật độ cây;
- Độ cao của cây;
- Tốc độ phát triển giữa các thời kỳ;
- So sánh với thời kỳ thuyết minh trước;
- Đánh giá ban đầu về tác hại của thời tiết và sâu bệnh (nếu có);
- Đánh giá theo cấp chi tiết tại Phụ lục C.
7.4.1.2 Thời gian, thuyết minh đánh giá
Thuyết minh đánh giá trạng thái phát triển tiến hành 10 ngày/lần vào các ngày cuối tuần (ngày 10, ngày 20 và vào ngày cuối cùng của tháng).
7.4.2 Quan trắc diện tích lá và khối lượng chất khô
7.4.2.1 Thời gian lấy mẫu
- Lấy mẫu cây vào ngày xuất hiện chiếm lớn hơn hoặc bằng 75 % số cây đạt đặc trưng của một kỳ phát triển. Thời gian lấy mẫu vào buổi sáng, sau khi sương tan hoặc nước mưa bốc hơi hết trên lá, thân cây. Sau khi lấy mẫu đưa vào phòng tiến hành đo đếm ngay;
- Các kỳ lấy mẫu và số cây lấy mẫu của một số loại cây quy định tại Phụ lục D.
Theo đó, việc đánh giá sự phát triển của thực vật trong việc quan trắc khí tượng nông nghiệp gồm những nội dung sau:
- Trạng thái bên ngoài của cây;
- Tốc độ ra lá, nhánh, tăng thêm mật độ cây;
- Độ cao của cây;
- Tốc độ phát triển giữa các thời kỳ;
- So sánh với thời kỳ thuyết minh trước;
- Đánh giá ban đầu về tác hại của thời tiết và sâu bệnh (nếu có);
- Đánh giá theo cấp chi tiết tại Phụ lục C.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.