Quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trừ sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự là trách nhiệm của cơ quan nào?
Dịch vụ an toàn thông tin mạng là gì?
Dịch vụ an toàn thông tin mạng được giải thích tại khoản 20 Điều 3 Luật An toàn thông tin mạng 2015 như sau:
Dịch vụ an toàn thông tin mạng là dịch vụ bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin.
Theo đó, dịch vụ an toàn thông tin mạng là dịch vụ bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin.
Dịch vụ an toàn thông tin mạng là gì? (Hình từ Internet)
Quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trừ sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự là trách nhiệm của cơ quan nào?
Quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trừ sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự là trách nhiệm của cơ quan được quy định tại điểm c khoản 6 Điều 38 Luật An toàn thông tin mạng 2015 như sau:
Quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng
1. Chứng nhận hợp quy về an toàn thông tin mạng là việc tổ chức chứng nhận sự phù hợp chứng nhận hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, hệ thống quản lý, vận hành an toàn thông tin mạng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng.
2. Công bố hợp quy về an toàn thông tin mạng là việc tổ chức, doanh nghiệp công bố về sự phù hợp của hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, hệ thống quản lý, vận hành an toàn thông tin mạng với quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng.
3. Chứng nhận hợp chuẩn về an toàn thông tin mạng là việc tổ chức chứng nhận sự phù hợp chứng nhận hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, hệ thống quản lý, vận hành an toàn thông tin mạng phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng.
4. Công bố hợp chuẩn về an toàn thông tin mạng là việc tổ chức, doanh nghiệp công bố về sự phù hợp của hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, hệ thống quản lý, vận hành an toàn thông tin mạng với tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia an toàn thông tin mạng, trừ tiêu chuẩn quốc gia quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn thông tin mạng, trừ quy chuẩn quốc gia quy định tại khoản 7 Điều này; quy định về đánh giá hợp quy về an toàn thông tin mạng;
c) Quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trừ sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
d) Đăng ký, chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức chứng nhận sự phù hợp về an toàn thông tin mạng, trừ tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
7. Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố và hướng dẫn thực hiện; xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thông tin mạng; quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng trên địa bàn.
Như vậy, quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trừ sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự là trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Dịch vụ an toàn thông tin mạng gồm những dịch vụ nào?
Dịch vụ an toàn thông tin mạng gồm những dịch vụ được quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật An toàn thông tin mạng 2015 như sau:
Sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng
1. Dịch vụ an toàn thông tin mạng gồm:
a) Dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;
b) Dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự;
c) Dịch vụ mật mã dân sự;
d) Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;
đ) Dịch vụ tư vấn an toàn thông tin mạng;
e) Dịch vụ giám sát an toàn thông tin mạng;
g) Dịch vụ ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng;
h) Dịch vụ khôi phục dữ liệu;
i) Dịch vụ phòng ngừa, chống tấn công mạng;
k) Dịch vụ an toàn thông tin mạng khác.
2. Sản phẩm an toàn thông tin mạng gồm:
a) Sản phẩm mật mã dân sự;
b) Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;
c) Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng;
d) Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập;
đ) Sản phẩm an toàn thông tin mạng khác.
3. Chính phủ quy định chi tiết danh mục sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng quy định tại điểm k khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này.
Theo đó, dịch vụ an toàn thông tin mạng gồm những dịch vụ được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.