Quá trình bảo quản gạo dự trữ quốc gia bằng phương thức bảo quản kín bổ sung khí N2 được thực hiện thế nào?

Chào anh/chị, tôi đang tìm hiểu về gao dự trữ quốc gia, cho tôi hỏi các dụng cụ, vật tư, thiết bị bảo quản gạo dự trữ quốc gia phải tuân thủ quy định nào? Trong quá trình bảo quản bằng phương thức bảo quản kín bổ sung khí N2 được thực hiện thế nào?

Dụng cụ, vật tư, thiết bị bảo quản gạo dự trữ quốc gia phải tuân thủ quy định nào?

Căn cứ Tiết 4.2 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BTC ban hành kèm theo Thông tư 78/2019/TT-BTC việc chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị bảo quản gạo dự trữ quốc gia được quy định như sau:

- Túi PVC

Túi bọc kín lô gạo được gia công từ màng PVC (Polyvinylclorua) bao gồm tấm phủ (mặt trên và bốn mặt xung quanh lô gạo) và tấm sàn. Màng PVC có độ dày (0,5 ± 0,03) mm, đảm bảo TCVN 5820: 1994 Màng mỏng PVC - Yêu cầu kỹ thuật. Màng PVC được gắn kết với nhau bằng keo dán PVC hoặc bằng các thiết bị dán chuyên dụng theo kích thước của lô gạo, đảm bảo độ kín các đường dán trong quá trình gắn kết các tấm màng PVC với nhau.

- Khí N2 dùng trong bảo quản gạo

+ Khí N2: Loại N2 kỹ thuật có hàm lượng khí N2 cao nhất quy định tại TCVN 3286 - 79 Nitơ kỹ thuật

+ Khí N2 đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng để nạp vào lô gạo sau khi lô gạo đã đạt yêu cầu về độ kín.

- Palet

Palet được sử dụng trong trường hợp cần thiết, điều kiện kho tàng chưa đảm bảo, nền kho ẩm thấp; palet phải khô, sạch và được xử lý sát trùng trước khi kê xếp gạo; chịu tải trọng tối thiểu 3 tấn/m2; đảm bảo không gây xước, rách túi PVC.

- Thiết bị, phụ kiện hút, nạp khí và xác định độ kín khí

+ Thiết bị hút khí có công suất đảm bảo hút được không khí trong lô hàng đạt áp suất âm tối thiểu là 1000 Pa (Pascan).

+ Áp kế (Manomet) đảm bảo đo được áp suất trong lô gạo với mức sai số cho phép ± 2%.

+ Vòi dẫn khí là một ống nhựa dẻo đường kính từ 0,5 cm đến 1 cm. Một đầu gắn vào đỉnh lô gạo, đầu còn lại gắn vào áp kế để kiểm tra áp suất trong lô gạo.

+ Ống dẫn khí nạp vào lô gạo là một ống cao su hoặc nhựa dẻo chịu áp lực đường kính khoảng 3 cm độ dài bằng một phần ba chiều dài lô gạo, được gắn một van khóa khí cách đầu ống từ 10 cm đến 15 cm để dẫn khí từ bình khí vào trong lô gạo.

- Thiết bị đo nồng độ khí N2

Thiết bị đo nồng độ khí N2 chuyên dụng với mức sai số cho phép ± 0,3%.

- Các dụng cụ, thiết bị khác

Xiên lấy mẫu, thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm lô gạo, cân các loại... thích hợp để sử dụng đối với gạo. Các dụng cụ yêu cầu hiệu chuẩn, kiểm định (máy đo độ ẩm, cân kỹ thuật, cân phân tích, cân bàn...) phải thực hiện đúng theo quy định hiện hành.

- Bao bì đóng gói

Gạo dự trữ quốc gia được đóng tịnh 50 kg/bao. Bao chứa gạo được dệt từ loại sợi Polypropylen (PP) màu trắng, đầu bao được may bằng hai đường chỉ trắng, Bao chứa gạo phải mới, bền chắc, khô sạch không mốc, không nhiễm sâu, mọt, hóa chất, không có mùi lạ; khối lượng một vỏ bao (120 ± 10) g.

Quá trình bảo quản gạo dự trữ quốc gia bằng phương thức bảo quản kín bổ sung khí N2 được thực hiện thế nào?

Quá trình bảo quản gạo dự trữ quốc gia bằng phương thức bảo quản kín bổ sung khí N2 được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)

Quá trình bảo quản gạo dự trữ quốc gia bằng phương thức bảo quản kín bổ sung khí N2 được thực hiện thế nào?

Theo Tiết 4.4.4.1.1 Tiểu mục 4.4 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BTC ban hành kèm theo Thông tư 78/2019/TT-BTC hướng dẫn việc bảo quản bằng phương thức bảo quản kín bổ sung khí N2 như sau:

- Khi lô gạo đã đảm bảo độ kín thì tiến hành nạp khí N2

- Nạp từ từ khí N2 vào lô gạo. Khi khối lượng khí nạp đến mức 0,6 kg N2/tấn gạo, màng căng phồng thì tạm thời dừng nạp, chờ một thời gian cho khí N2 thẩm thấu vào gạo thì tiến hành kiểm tra nồng độ khí N2. Nếu nồng độ khí N2 đạt dưới 98% thì tiếp tục nạp bổ sung số lượng khí còn lại theo định mức 0,8 kg N2/tấn gạo. Trường hợp nồng độ khí chưa đạt 98% cần kiểm tra độ kín của lô gạo.

Chú ý, chuẩn bị nạp khí cho lô gạo cần tiến hành hút khí tăng cường khoảng 5-7 lần; ngay trước khi nạp hút không khí trong lô gạo cho tới khi độ chênh lệch mức áp kế đạt 100mm. Sau khi nạp khí xong kiểm tra lại xung quanh lô gạo để phát hiện các điểm rò, rỉ khí.

- Đo và ghi lại nồng độ khí N2 sau khi kết thúc đợt nạp khí (thông thường sau 10-15 ngày để khí thẩm thấu vào lô gạo mới đo nồng độ khí).

Trong quá trình bảo quản gạo dự trữ quốc gia bằng phương thức bảo quản kín bổ sung khí N2 thì nồng độ khí N2 trong suốt quá trình bảo quản là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại Tiết 4.4.4.1.2 Tiểu mục 4.4 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BTC ban hành kèm theo Thông tư 78/2019/TT-BTC, như sau:

- Nồng độ N2 trong lô gạo sau khi nạp cần đạt từ 98% trở lên tương đương khối lượng N2 từ 0,7kg đến 0,8 kg N2/tấn gạo; nồng độ N2 trong lô gạo giảm nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào độ kín của lô gạo.

- Khi nồng độ N2 giảm xuống dưới 98% cần nạp bổ sung để đảm bảo ở mức ≥ 98%.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,053 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào