Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình có được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không?

Cho tôi hỏi những đối tượng nào làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm ở mức 1? Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình có được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không? Câu hỏi của anh Tú từ Nghệ An.

Những đối tượng nào làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm ở mức 1?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 08/2010/TT-BTTTT quy định như sau:

Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động làm các công việc:
1. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát thanh công suất dưới 50KW.
2. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát hình, máy phát thanh FM, máy phát sóng viba, vận hành trạm truyền dẫn tín hiệu vệ tinh có công suất dưới 5KW.
3. Ghi hình, dựng hình trong trường quay, phòng dựng, phòng thu, ghi, dựng hình, đạo diễn âm thanh và hình trên xe phát thanh, xe truyền hình lưu động (phát thanh, truyền hình lưu động).
4. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát điện công suất từ 20KVA đến dưới 500KVA.
5. Ghi hình, lồng tiếng, thu nhạc, truyền dẫn tín hiệu âm thanh, tín hiệu truyền hình trong trường quay (Studio).
6. Vận hành trong phòng tổng khống chế trung tâm truyền hình cáp.
7. Quản lý kho phim, băng, bảo quản, sao chép tư liệu bằng băng từ, đĩa hình, đĩa tiếng, xử lý kỹ thuật hồ sơ tài liệu lưu trữ, vận hành máy chiếu phim, tu sửa phục hồi phim điện ảnh.
8. Phóng viên, biên tập viên tổ chức sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, đạo diễn, biên tập chương trình trên xe phát thanh, truyền hình lưu động.
9. Phát thanh viên, biên tập viên dẫn chương trình trong trường quay, phòng dựng.
10. Điều hành, kiểm soát phòng phát thanh, truyền hình quốc gia.
11. Lắp đặt, sửa chữa đường dây phi-đơ anten, móng néo cột anten ở các đài phát sóng, phát thanh, truyền hình có tổng công suất từ 100 KW trở lên.
12. Lắp đặt, vận hành, sửa chữa hệ thống cung cấp điện cho đài phát thanh, truyền hình và trung tâm kỹ thuật phát thanh, truyền hình.

Như vậy, theo quy định, những đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm ở mức 1, hệ số 0,1 bao gồm các công chức, viên chức, người lao động làm các công việc sau đây:

(1) Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát thanh công suất dưới 50KW.

(2) Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát hình, máy phát thanh FM, máy phát sóng viba, vận hành trạm truyền dẫn tín hiệu vệ tinh có công suất dưới 5KW.

(3) Ghi hình, dựng hình trong trường quay, phòng dựng, phòng thu, ghi, dựng hình, đạo diễn âm thanh và hình trên xe phát thanh, xe truyền hình lưu động (phát thanh, truyền hình lưu động).

(4) Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát điện công suất từ 20KVA đến dưới 500KVA.

(5) Ghi hình, lồng tiếng, thu nhạc, truyền dẫn tín hiệu âm thanh, tín hiệu truyền hình trong trường quay (Studio).

(6) Vận hành trong phòng tổng khống chế trung tâm truyền hình cáp.

(7) Quản lý kho phim, băng, bảo quản, sao chép tư liệu bằng băng từ, đĩa hình, đĩa tiếng, xử lý kỹ thuật hồ sơ tài liệu lưu trữ, vận hành máy chiếu phim, tu sửa phục hồi phim điện ảnh.

(8) Phóng viên, biên tập viên tổ chức sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, đạo diễn, biên tập chương trình trên xe phát thanh, truyền hình lưu động.

(9) Phát thanh viên, biên tập viên dẫn chương trình trong trường quay, phòng dựng.

(10) Điều hành, kiểm soát phòng phát thanh, truyền hình quốc gia.

(11) Lắp đặt, sửa chữa đường dây phi-đơ anten, móng néo cột anten ở các đài phát sóng, phát thanh, truyền hình có tổng công suất từ 100 KW trở lên.

(12) Lắp đặt, vận hành, sửa chữa hệ thống cung cấp điện cho đài pát thanh, truyền hình và trung tâm kỹ thuật phát thanh, truyền hình.

Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình có được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không?

Những đối tượng nào làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm ở mức 1? (Hình từ Internet)

Người lao động làm công việc vận hành, điều khiển máy phát thanh số công suất 50KW trở lên thì được hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm ở mức nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 08/2010/TT-BTTTT quy định như sau:

Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động làm các công việc:
1. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát sóng phát thanh công suất từ 50KW đến dưới 200KW, máy phát thanh FM, máy phát hình công suất từ 5KW đến dưới 40KW; Máy phát sóng phát thanh số công suất từ 15KW trở lên, đến dưới 50KW.
2. Vận hành, điều khiển máy phát hình số công suất 5KW trở lên, máy phát thanh số công suất 50KW trở lên.
3. Sửa chữa, bảo dưỡng cột anten, lắp đặt anten bức xạ, thiết bị thu phát tín hiệu trên cột anten ở độ cao từ 100m đến dưới 200m.
4. Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, hàn nối cáp quang của hệ thống truyền dẫn tín hiệu và truyền hình cáp.

Như vậy, theo quy định, người lao động làm công việc vận hành, điều khiển máy phát thanh số công suất 50KW trở lên thì được hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm ở mức 3, hệ số 0,3.

Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình có được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 08/2010/TT-BTTTT quy định về cách tính và chi trả phụ cấp như sau:

Cách tính và chi trả phụ cấp
1. Trong phòng máy có nhiều máy phát công suất khác nhau thì tổng công suất các máy phát là cơ sở để tính phụ cấp.
2. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, nếu làm việc dưới 4 tiếng trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 tiếng trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
3. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật phải được tổ chức cho người lao động ăn, uống tại chỗ ngay khi nghỉ giữa ca làm việc.
5. Tiền mua hiện vật bồi dưỡng được hạch toán trong chi phí thường xuyên.

Như vậy, theo quy định, phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,892 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào