Phó Thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cấp quốc gia có được hay không?
- Hội đồng thẩm định quy hoạch để thẩm định quy hoạch cấp quốc gia do ai có thẩm quyền thành lập?
- Phó Thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cấp quốc gia có được không?
- Trong hồ sơ trình thẩm định quy hoạch có bao gồm báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch không?
Hội đồng thẩm định quy hoạch để thẩm định quy hoạch cấp quốc gia do ai có thẩm quyền thành lập?
Người có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch để thẩm định quy hoạch cấp quốc gia được quy định tại Điều 29 Luật Quy hoạch 2017 như sau:
Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch để thẩm định quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch để thẩm định quy hoạch tỉnh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch để thẩm định quy hoạch cấp quốc gia là Thủ tướng chính phủ.
Phó Thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cấp quốc gia có được không? (Hình từ internet)
Phó Thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cấp quốc gia có được không?
Phó Thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cấp quốc gia được quy định tại Điều 30 Luật Quy hoạch 2017 như sau:
Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Thành phần Hội đồng thẩm định quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng bao gồm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch là Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ. Thành viên của Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương và tổ chức, cá nhân khác. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
2. Thành phần Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh bao gồm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thành viên của Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương và tổ chức, cá nhân khác. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
3. Hội đồng thẩm định quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể và chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch theo nhiệm vụ được giao. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch.
Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch có thể lựa chọn tư vấn phản biện độc lập. Tư vấn phản biện độc lập phải đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định của Chính phủ.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định của pháp luật về Hội đồng thẩm định quốc gia bao gồm Chủ tịch hội đồng và các thành viên của hội đồng. Chủ tịch hội đồng có thể là thủ tướng chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ. Thành viên của Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương và tổ chức, cá nhân khác. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
Như vậy, thì Phó Thủ tướng Chính phủ có thể làm chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cấp quốc gia.
Trong hồ sơ trình thẩm định quy hoạch có bao gồm báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch không?
Trong hồ sơ trình thẩm định quy hoạch có bao gồm báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch được quy định tại Điều 31 Luật Quy hoạch 2017 như sau:
Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch
1. Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:
a) Tờ trình;
b) Báo cáo quy hoạch;
c) Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;
đ) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
e) Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
2. Hội đồng thẩm định quy hoạch chỉ tổ chức thẩm định khi nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định có quyền yêu cầu cơ quan trình thẩm định quy hoạch cung cấp thêm thông tin, giải trình về các nội dung liên quan.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch là một trong những tài liệu trong hồ sơ trình thẩm định quy hoạch.
Ngoài ra, hồ sơ trình thẩm định quy hoạch còn bao gồm các tài liệu như sau:
- Tờ trình;
- Báo cáo quy hoạch;
- Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch;
- Bản sao ý kiến góp ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;
- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
- Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.