Phẫu thuật giảm áp hốc mắt được chỉ định khi nào và do ai thực hiện? Tiến hành phẫu thuật giảm áp hốc mắt như thế nào?
Phẫu thuật giảm áp hốc mắt được chỉ định khi nào và do ai thực hiện?
Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật giảm áp hốc mắt Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT GIẢM ÁP HỐC MẮT
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật giảm áp hốc mắt nhằm hạ áp lực trong hốc mắt tránh biến chứng chèn ép nhãn cầu và thần kinh.
II. CHỈ ĐỊNH
Lồi mắt có biểu hiện tổn thương thị thần kinh do chèn ép, có hở giác mạc.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hốc mắt.
- Đèn phẫu thuật, tốt nhất là sử dụng đèn đeo trán.
- Dao điện.
- Kính lúp phẫu thuật.
- Thuốc tê: tê tại chỗ bằng thuốc tê.
3. Người bệnh
- Giải thích cẩn thận trước phẫu thuật, tránh xì mũi sau phẫu thuật.
- Thuốc an thần trước phẫu thuật.
- Dặn nhịn ăn để gây mê toàn thân khi cần.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định của Bộ Y tế
Phẫu thuật giảm áp hốc mắt là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Phẫu thuật giảm áp hốc mắt nhằm hạ áp lực trong hốc mắt tránh biến chứng chèn ép nhãn cầu và thần kinh.
Và được chỉ định khi lồi mắt có biểu hiện tổn thương thị thần kinh do chèn ép, có hở giác mạc.
Phẫu thuật giảm áp hốc mắt do Bác sĩ chuyên khoa Mắt thực hiện.
Phẫu thuật giảm áp hốc mắt được chỉ định khi nào và do ai thực hiện? (Hình từ Internet)
Tiến hành phẫu thuật giảm áp hốc mắt thực hiện các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật giảm áp hốc mắt Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT GIẢM ÁP HỐC MẮT
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Tiến hành phẫu thuật
3.1. Vô cảm
Gây mê toàn thân phối hợp với gây tê tại chỗ để giảm đau và giảm chảy máu.
3.2. Tiến hành phẫu thuật
- Rạch da cách bờ mi dưới khoảng 4mm có phối hợp với mở hay không mở góc ngoài.
- Nếu đi qua đường kết mạc mở kết mạc cùng đồ mi dưới có kết hợp mở hay không mở góc ngoài.
- Phẫu tích qua vách ngăn bộc lộ mỡ hốc mắt.
- Lấy bớt tổ chức mỡ hốc mắt, chú ý tránh làm tổn thương các cơ vận nhãn.
- Phẫu tích xuống dưới đến thành xương bờ dưới hốc mắt.
- Dùng dao 15 hoặc dao điện rạch màng xương ở bờ thành dưới hốc mắt.
- Dùng dụng cụ tách màng xương thành dưới và thành trong hốc mắt.
- Mở xương thành dưới và thành trong bằng kìm hoặc kẹp phẫu tích gặm xương, chú ý không làm tổn thương thần kinh dưới ổ mắt chạy dọc 1/3 ngoài và 2/3 trong ở thành dưới sàn hốc mắt để tránh rối loạn cảm giác sau phẫu thuật.
- Khâu lại da mi bằng chỉ 6-0 prolen hoặc nilon nếu đi qua đường da.
- Khâu phục hồi góc ngoài nếu có mở góc ngoài.
- Tra mỡ kháng sinh và băng mắt, nếu có điều kiện sử dụng băng đá lạnh.
Theo đó, tiến hành phẫu thuật giảm áp hốc mắt như sau:
- Rạch da cách bờ mi dưới khoảng 4mm có phối hợp với mở hay không mở góc ngoài.
- Nếu đi qua đường kết mạc mở kết mạc cùng đồ mi dưới có kết hợp mở hay không mở góc ngoài.
- Phẫu tích qua vách ngăn bộc lộ mỡ hốc mắt.
- Lấy bớt tổ chức mỡ hốc mắt, chú ý tránh làm tổn thương các cơ vận nhãn.
- Phẫu tích xuống dưới đến thành xương bờ dưới hốc mắt.
- Dùng dao 15 hoặc dao điện rạch màng xương ở bờ thành dưới hốc mắt.
- Dùng dụng cụ tách màng xương thành dưới và thành trong hốc mắt.
- Mở xương thành dưới và thành trong bằng kìm hoặc kẹp phẫu tích gặm xương, chú ý không làm tổn thương thần kinh dưới ổ mắt chạy dọc 1/3 ngoài và 2/3 trong ở thành dưới sàn hốc mắt để tránh rối loạn cảm giác sau phẫu thuật.
- Khâu lại da mi bằng chỉ 6-0 prolen hoặc nilon nếu đi qua đường da.
- Khâu phục hồi góc ngoài nếu có mở góc ngoài.
- Tra mỡ kháng sinh và băng mắt, nếu có điều kiện sử dụng băng đá lạnh.
Khi phẫu thuật giảm áp hốc mắt phải theo dõi bệnh nhân như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật giảm áp hốc mắt Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT GIẢM ÁP HỐC MẮT
...
VI. THEO DÕI
1. Tại mắt
- Theo dõi thị lực, nhãn áp, phản xạ đồng tử, đáy mắt.
- Vận nhãn, song thị.
- Tình trạng sưng nề của mi, hốc mắt.
2. Tại mũi xoang
- Dặn người bệnh không xì mũi.
- Theo dõi chảy dịch ở mũi.
3. Toàn thân
Toàn trạng chung: mạch, nhiệt độ, huyết áp.
Như vậy, theo dõi bệnh nhân phẫu thuật giảm áp hốc mắt như sau:
- Tại mắt;
+ Theo dõi thị lực, nhãn áp, phản xạ đồng tử, đáy mắt.
+ Vận nhãn, song thị.
+ Tình trạng sưng nề của mi, hốc mắt.
- Tại mũi xoang:
+ Dặn người bệnh không xì mũi.
+ Theo dõi chảy dịch ở mũi.
- Toàn thân là theo dõi toàn trạng chung: mạch, nhiệt độ, huyết áp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.