Phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối là như thế nào? Người bệnh sẽ chỉ định và chống chỉ định khi nào?

Cho hỏi phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối là như thế nào? Bên cạnh đó phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối chỉ định và chống chỉ định khi nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Long đến từ Long An.

Phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối là như thế nào?

Phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.

Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TẮC ĐỘNG MẠCH CHI CẤP TÍNH DO HUYẾT KHỐI, MẢNH SÙI, DỊ VẬT
I. ĐẠI CƯƠNG
- Đây là một cấp cứu ngoại khoa ưu tiên số 1, cần được chẩn đoán và xử trí nhanh, chuyển kịp thời tới cơ sở chuyên khoa (tốt nhất là trước 6 giờ).
- Chẩn đoán thường rõ với các triệu chứng điển hình của hội chứng thiếu máu cấp chi.
- Phẫu thuật dùng dụng cụ chuyên dụng (Fogarty) lấy vật tắc là biện pháp điều trị duy nhất để cứu chi thể tránh biến chứng cắt cụt chi.

Theo đó, phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối được hiểu là:

- Một cấp cứu ngoại khoa ưu tiên số 1, cần được chẩn đoán và xử trí nhanh, chuyển kịp thời tới cơ sở chuyên khoa (tốt nhất là trước 6 giờ).

- Chẩn đoán thường rõ với các triệu chứng điển hình của hội chứng thiếu máu cấp chi.

- Phẫu thuật dùng dụng cụ chuyên dụng (Fogarty) lấy vật tắc là biện pháp điều trị duy nhất để cứu chi thể tránh biến chứng cắt cụt chi.

Như vậy, điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối xảy ra khi người bệnh cần cấp cứu ngoại khoa ưu tiên số 1, cần được chẩn đoán và xử trí nhanh, chuyển kịp thời tới cơ sở chuyên khoa (tốt nhất là trước 6 giờ).

Phẫu thuật

Phẫu thuật (Hình từ Internet)

Phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối chỉ định và chống chỉ định khi nào?

Căn cứ theo Mục II và Mục III Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TẮC ĐỘNG MẠCH CHI CẤP TÍNH DO HUYẾT KHỐI, MẢNH SÙI, DỊ VẬT
...
II. CHỈ ĐỊNH
Tất cả các trường hợp vào viện có biểu hiện lâm sàng của hội chứng thiếu máu cấp tính còn có khả năng hồi phục chi thể.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tất cả các trường hợp vào viện có biểu hiện lâm sàng của hội chứng thiếu máu cấp tính nhưng chi thể không còn có khả năng hồi phục hoặc đã có dấu hiệu hoại tử chi điển hình.
...

Theo đó có thể thấy rằng phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối chỉ định cho người bệnh trong tất cả các trường hợp vào viện có biểu hiện lâm sàng của hội chứng thiếu máu cấp tính còn có khả năng hồi phục chi thể.

Ngược lại người bệnh bị chống chỉ định trong tất cả các trường hợp vào viện có biểu hiện lâm sàng của hội chứng thiếu máu cấp tính nhưng chi thể không còn có khả năng hồi phục hoặc đã có dấu hiệu hoại tử chi điển hình.

Như vậy, có thể thấy rằng phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối sẽ được thực hiện khi bệnh nhân được chỉ định và có thể sẽ không được thực hiện đối với bệnh nhân chống chỉ định.

Việc chuẩn bị trước phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối ra sao?

Căn cứ theo Mục IV Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TẮC ĐỘNG MẠCH CHI CẤP TÍNH DO HUYẾT KHỐI, MẢNH SÙI, DỊ VẬT
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: gồm 3 kíp
- Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa, 1 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài chuyên khoa.
- Kíp gây mê hồi sức: bác sĩ gây mê và trợ thủ trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu toàn thân nặng.
2. Người bệnh:
Vì là mổ cấp cứu nên chuẩn bị người bệnh mổ tối đa có thể được do điều kiện cấp cứu. Khám gây mê hồi sức trong phòng mổ. Giải thích người bệnh và gia đình theo quy định. Giải thích khả năng tắc lại, khả năng cắt cụt chi trong và sau mổ có thể xảy ra. Hoàn thiện các biên bản pháp lý.
3. Phương tiện:
- Dụng cụ phẫu thuật:
+ Bộ dụng cụ phẫu thuật chi thể, banh tự động, hệ thống máy hút
+ Bộ dụng cụ mạch máu ngoại vi
+ Ống thông mạch (Fogarty) số 3, 4, 5
+ Chỉ khâu mạch máu: Prolene 6/0; 7/0; 8/0
- Phương tiện gây mê:
+ Bộ dụng cụ phục vụ gây mê mổ chi thể trong một số trường hợp đặc biệt như người bệnh có bệnh toàn thân nặng, đánh giá trong mổ xét không thể bảo tồn chi phải cắt cụt…
+ Thuốc chống đông: Heparin.
...

Theo đó, việc chuẩn bị trước phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối thì phải qua các bước như:

Bước 1 người thực hiện: gồm 3 kíp

Bước 2 về hướng dẫn người bệnh

Bước 3 là về hồ sơ ghi chú lại của người bệnh.

Như vậy, trước khi phẫu thuật thì phải chuẩn bị các bước theo quy định trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

819 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào