Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia là gì? Kiểm tra đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?
Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia là gì?
Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2016/BTC về Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia quy định như sau:
Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia là loại phao thiết kế theo kiểu áo véc, có yêu cầu kỹ thuật thỏa mãn theo Mục 2 Quy chuẩn này, được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận kiểu sản phẩm công nghiệp và các quy định hiện hành khác để sử dụng trong công tác cứu hộ cứu nạn, sau đây viết tắt là phao áo.
Như vậy, phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia là loại phao thiết kế theo kiểu áo véc, có yêu cầu kỹ thuật thỏa mãn theo Mục 2 Quy chuẩn này, được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận kiểu sản phẩm công nghiệp và các quy định hiện hành khác để sử dụng trong công tác cứu hộ cứu nạn, sau đây viết tắt là phao áo.
Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia
Kiểm tra đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2016/BTC về Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia quy định cụ thể như sau:
PHƯƠNG PHÁP THỬ
...
3.2. Kiểm tra đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
3.2.1. Lấy mẫu
Đối với mỗi lô phao áo giao nhận không lớn hơn 5 000 chiếc, lấy ngẫu nhiên tối thiểu hai mẫu (mỗi mẫu 01 chiếc). Nếu mẫu lấy đi kiểm tra có một chỉ tiêu không đảm bảo chất lượng thì tiến hành kiểm tra lại một mẫu bất kỳ trong lô hàng. Nếu sau hai lần kiểm tra không đạt thì đơn vị dự trữ quốc gia lập biên bản không chấp nhận lô hàng, yêu cầu đơn vị cung cấp thay lô hàng khác và kiểm tra lại theo quy định.
3.2.2. Các yêu cầu kỹ thuật phải kiểm tra
Kiểm tra vật liệu cốt phao (vật liệu nổi); vật liệu vải bọc ngoài, chỉ may, dây đai, dây viền; các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu sản xuất phao áo và độ bền màu của vải bọc ngoài phao áo theo quy định tại khoản 2.1, Mục 2 của Quy chuẩn này.
3.2.3. Phương pháp thử
3.2.3.1. Khối lượng của vải: Theo TCVN 4636: 1988 Vật liệu giả da - Phương pháp xác định khối lượng 1m2 và độ dày;
3.2.3.2. Độ bền kéo đứt của vải may bọc ngoài, dây đai, dây viền quanh áo: Theo TCVN 4635:1988 Vật liệu giả da - Phương pháp xác định độ bền kéo đứt;
3.2.3.3. Độ bền chịu kéo (khóa cài, khóa rút) theo các phương pháp thử sau: TCVN 4635: 1988. Vật liệu giả da - Phương pháp xác định độ bền kéo đứt hoặc BS 5131: Section 5.11: 1981. Methods of test for footwear and footwear materials. Testing of complete footwear. Determination of the strength of buckle fastening assemblies (Phương pháp thử đối với giày dép và vật liệu giày dép. Kiểm tra giày dép hoàn chỉnh. Xác định lực của cụm khóa chặt);
3.2.3.4. Phương pháp thử vật liệu cốt phao, vải bọc ngoài, chỉ may, dây đai, dây viền thực hiện theo một trong các phương pháp sau:
- Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Theo Tiêu chuẩn quốc gia;
- Theo Tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài.
3.2.4. Tổ chức kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm
Phòng thử nghiệm được chỉ định (nếu có) hoặc phòng thử nghiệm được công nhận (Vilas, Las).
Như vậy, kiểm tra đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định trên.
Kiểm tra chất lượng trước khi nhập kho và trong quá trình lưu kho, xuất kho đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia thực hiện như thế nào?
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2016/BTC về Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia quy định:
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
5.1. Kiểm tra chất lượng
5.1.1. Kiểm tra trước khi nhập kho
5.1.1.1. Cơ quan Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm công nghiệp, Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp đối với phao áo nhập kho dự trữ quốc gia.
5.1.1.2. Đơn vị dự trữ quốc gia kiểm tra theo quy định tại Mục 3 và Mục 4 của Quy chuẩn này.
5.1.2. Kiểm tra trước thời gian hết hạn bảo hành và trong quá trình lưu kho
5.1.2.1. Kiểm tra trước thời gian hết hạn bảo hành
Trước thời điểm hết hạn bảo hành 3 tháng, đơn vị dự trữ quốc gia lấy ngẫu nhiên tối thiểu một mẫu (số lượng là 02 chiếc phao áo):
- 01 chiếc: Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý theo quy định ở điểm 2.1.3 tại đơn vị kiểm tra chất lượng theo quy định tại khoản 3.2, Mục 3 của Quy chuẩn này;
- 01 chiếc: Kiểm tra các chỉ tiêu độ bền, tính nổi tại cơ quan Đăng kiểm Việt Nam.
Phao áo có các chỉ tiêu cơ lý phải lớn hơn hoặc bằng 85 % so với yêu cầu kỹ thuật khi nhập kho và đồng thời các chỉ tiêu độ bền, tính nổi thỏa mãn theo quy định là đạt yêu cầu. Nếu mẫu lấy đi kiểm tra có một chỉ tiêu không đảm bảo chất lượng theo quy định thì đơn vị dự trữ quốc gia mời đơn vị cung cấp hàng lấy mẫu bất kỳ để kiểm tra. Nếu sau hai lần kiểm tra không đạt yêu cầu thì đơn vị dự trữ quốc gia yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp phao áo có trách nhiệm thay thế phao áo mới đảm bảo chất lượng.
Phao áo trong quá trình kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý bị phá hủy thì được tính hao hụt theo quy định.
5.1.2.2. Kiểm tra trong quá trình lưu kho
Trước thời gian hết hạn lưu kho 6 tháng đơn vị dự trữ quốc gia lấy ngẫu nhiên tối thiểu một mẫu (số lượng là 01 chiếc phao áo) đi kiểm tra các chỉ tiêu độ bền, tính nổi tại cơ quan Đăng kiểm Việt Nam và báo cáo kết quả về cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách.
5.1.2.3. Kiểm tra trước khi xuất kho
Đơn vị dự trữ quốc gia tổ chức kiểm tra ngoại quan như sau:
- Lấy mẫu: Theo quy định tại khoản 3.1.1, Mục 3 của Quy chuẩn này;
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra bao gói, vật liệu phản quang, dây đai, dây viền, khóa cài...
5.1.3. Thời gian sản xuất, bảo hành và lưu kho phao áo
5.1.3.1. Thời gian từ khi chế tạo (sản xuất) đến khi nhập kho dự trữ quốc gia: Không quá 9 tháng, kể cả thời gian vận chuyển.
5.1.3.2. Thời gian bảo hành tối thiểu 24 tháng tính từ ngày ký biên bản giao nhận đối với phao áo nhập kho dự trữ quốc gia;
5.1.3.3. Thời gian lưu kho bảo quản: Không quá 4 năm kể từ ngày nhập kho dự trữ quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.