Phân chia rừng theo các loài cây nào? Tỷ lệ để phân chia rừng theo các loài cây là bao nhiêu phần trăm?

Cho tôi hỏi có phân chia rừng theo các loài cây vậy các loài cây đó là gì? Tỷ lệ để phân chia rừng theo các loài cây đó là bao nhiêu phần trăm? Ngoài việc phân chia rừng theo các loài cây thì còn có thể phân chia rừng theo các tiêu chí nào khác? Câu hỏi của anh Hoàng Vĩ (Đồng Nai).

Phân chia rừng theo các loài cây nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 có nêu:

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định phân chia rừng theo các loài cây như sau:

(1) Rừng gỗ, chủ yếu có các loài cây thân gỗ, bao gồm:

- Rừng cây lá rộng, bao gồm: rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng rụng lá và rừng lá rộng nửa rụng lá;

- Rừng cây lá kim;

- Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim.

(2) Rừng tre nứa.

(3) Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa - gỗ.

(4) Rừng cau dừa.

Phân chia rừng theo các loài cây

Phân chia rừng theo các loài cây (Hình từ Internet)

Tỷ lệ để phân chia rừng theo các loài cây là bao nhiêu phần trăm?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT thì việc phân chia rừng theo các loài cây dựa vào tỷ lệ cây như sau:

- Rừng cây lá rộng là rừng có các loài cây gỗ lá rộng chiếm trên 75% số cây.

- Rừng cây lá kim là rừng có các loài cây lá kim chiếm trên 75% số cây.

- Rừng cau dừa là rừng có thành phần chính là các loài họ cau chiếm trên 75% số cây.

- Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim là rừng có các loài cây gỗ lá rộng và cây lá kim với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.

- Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa là rừng có độ tàn che của các loài cây gỗ chiếm từ 50% độ tàn che của rừng trở lên.

- Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ là rừng có độ tàn che của các loài tre, nứa chiếm trên 50% độ tàn che của rừng.

- Rừng lá rộng thường xanh là rừng có các loài cây gỗ, lá rộng, xanh quanh năm chiếm trên 75% số cây.

- Rừng lá rộng rụng lá là rừng có các loài cây gỗ, rụng lá toàn bộ theo mùa chiếm trên 75% số cây.

- Rừng lá rộng nửa rụng lá là rừng có các loài cây gỗ thường xanh và cây rụng lá theo mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.

- Rừng tre nứa là rừng có thành phần chính là các loài cây thuộc phân họ tre nứa chiếm 75% số cây trở lên.

Ngoài việc phân chia rừng theo các loài cây thì còn có thể phân chia rừng theo các tiêu chí nào khác?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT, Điều 5 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT và Điều 7 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT thì ngoài tiêu chí các loài cây thì việc phân chia rừng còn dựa vào các tiêu chí sau:

(1) Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành

- Rừng tự nhiên, bao gồm:

+ Rừng nguyên sinh;

+ Rừng thứ sinh, bao gồm: rừng thứ sinh phục hồi và rừng thứ sinh sau khai thác.

- Rừng trồng được phân theo loài cây, cấp tuổi, bao gồm:

+ Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;

+ Rừng trồng lại;

+ Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng sau khai thác.

(2) Phân chia rừng theo điều kiện lập địa

- Rừng núi đất, bao gồm: rừng trên các đồi, núi đất.

- Rừng núi đá, bao gồm: rừng trên núi đá hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.

- Rừng ngập nước thường xuyên hoặc định kỳ, bao gồm:

+ Rừng ngập mặn, bao gồm: rừng ven bờ biển và các cửa sông có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ;

+ Rừng ngập phèn, bao gồm: diện tích rừng trên đất ngập nước phèn, nước lợ;

+ Rừng ngập nước ngọt thường xuyên hoặc định kỳ.

- Rừng đất cát, bao gồm: rừng trên các cồn cát, bãi cát.

(3) Phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng

- Đối với rừng gỗ, bao gồm:

+ Rừng giàu: trữ lượng cây đứng lớn hơn 200 m3/ha;

+ Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 m3/ha;

+ Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m3/ha;

+ Rừng nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 50 m3/ha;

+ Rừng chưa có trữ lượng: trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.

- Đối với rừng tre nứa: rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ; phân chia chi tiết theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,476 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào