Phân biệt thế nào là đường thoát nạn và lối thoát nạn trong tình trạng khẩn cấp? Việc bố trí đường thoát nạn trong một tòa nhà phải được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi giữa đường thoát nạn trong tình trạng khẩn cấp và lối thoát nạn trong tình trạng khẩn cấp có phải là một hay không? Nếu không thì khác nhau như thế nào? Đường thoát nạn phải được bố trí như thế nào để phù hợp? Xin cám ơn.

Phân biệt thế nào là đường thoát nạn và lối thoát nạn trong tình trạng khẩn cấp?

Căn cứ tiết 3.2.1 tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 06:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD quy định về lối thoát nạn như sau:

"3. BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
...
3.2 Lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp
3.2.1 Các lối ra được coi là lối ra thoát nạn (còn gọi là lối thoát nạn) nếu:
a) Dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài theo một trong những cách sau:
- Ra ngoài trực tiếp;
- Qua hành lang;
- Qua tiền sảnh (hay phòng chờ);
- Qua buồng thang bộ;
- Qua hành lang và tiền sảnh (hay phòng chờ);
- Qua hành lang và buồng thang bộ.
b) Dẫn từ các gian phòng của tầng bất kỳ, trừ tầng 1, vào một trong các nơi sau:
- Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào phòng sử dụng chung (hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào hành lang bên của nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2.
c) Dẫn vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B) trên cùng tầng mà từ gian phòng này có các lối ra như được nêu tại đoạn a) và đoạn b) của điều này. Lối ra dẫn vào gian phòng hạng A hoặc B được phép coi là lối ra thoát nạn nếu nó dẫn từ gian phòng kỹ thuật không có chỗ cho người làm việc thường xuyên mà chỉ dùng để phục vụ các gian phòng hạng A hoặc B nêu trên.

Căn cứ tiết 3.3.1 tiểu mục 3.3 Mục 3 Thông tư 02/2021/TT-BXD quy định về đường thoát nạn như sau:

"3. BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
...
3.3 Đường thoát nạn
3.3.1 Đường thoát nạn là một đường di chuyển liên tục và không bị chặn từ một điểm bất kỳ trong nhà hoặc công trình đến lối ra bên ngoài. Các đường thoát nạn phải được chiếu sáng và chỉ dẫn phù hợp với các yêu cầu tại TCVN 3890.
..."

Theo đó có thể hiểu là lối thoát nạn là lối dẫn từ các gian phòng ra bên ngoài trong trường hợp có sự cố bên trong tòa nhà.

Còn đường thoát nạn là quãng đường dẫn từ vị trí của người trong tòa nhà xuống tầng sát mặt đất và ra ngoài qua lối thoát nạn của tòa nhà.

Phân biệt thế nào là đường thoát nạn và lối thoát nạn trong tình trạng khẩn cấp? Việc bố trí đường thoát nạn trong một tòa nhà phải được thực hiện như thế nào?

Phân biệt thế nào là đường thoát nạn và lối thoát nạn trong tình trạng khẩn cấp? Việc bố trí đường thoát nạn trong một tòa nhà phải được thực hiện như thế nào?

Việc bố trí đường thoát nạn trong một tòa nhà phải được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tiết 3.3.3 tiểu mục 3.3 Mục 3 QCVN 06:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD quy định về bố trí đường thoát nạn như sau:

"3. BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
...
3.3 Đường thoát nạn
...
3.3.3 Khi bố trí, thiết kế các đường thoát nạn phải căn cứ vào yêu cầu của 3.2.1. Đường thoát nạn không bao gồm các thang máy, thang cuốn và các đoạn đường được nêu dưới đây:
- Đường đi qua các hành lang trong có lối ra từ giếng thang máy, qua các sảnh thang máy và các khoang đệm trước thang máy, nếu các kết cấu bao che giếng thang máy, bao gồm cả cửa của giếng thang máy, không đáp ứng các yêu cầu như đối với bộ phận ngăn cháy;
- Đường đi qua các buồng thang bộ khi có lối đi xuyên chiếu tới của buồng thang là một phần của hành lang trong, cũng như đường đi qua gian phòng có đặt cầu thang bộ loại 2, mà cầu thang này không phải là cầu thang để thoát nạn;
- Đường đi theo mái nhà, ngoại trừ mái đang được khai thác sử dụng hoặc một phần mái được trang bị riêng cho mục đích thoát nạn.
- Đường đi theo các cầu thang bộ loại 2, nối thông từ 3 tầng (sàn) trở lên, cũng như dẫn từ tầng hầm và tầng nửa hầm, ngoại trừ các trường hợp nêu tại 3.2.2.

Theo đó, việc bố trí đường thoát nạn phải được căn cứ dựa vào các lối thoát nạn được nêu ở tiết 3.2.1 để đảm bảo người trong tòa có thể tới lối thoát nạn nhanh nhất theo đường thoát nạn.

Đường thoát nạn không bao gồm các đường như:

- Đường đi qua các hành lang trong;

- Đường đi qua các buồng thang bộ;

- Đường đi theo mái nhà, ngoại trừ mái đang được khai thác sử dụng hoặc một phần mái được trang bị riêng cho mục đích thoát nạn.

- Đường đi theo các cầu thang bộ loại 2 nối thông từ 3 tầng trở lên, cũng như dẫn từ tầng hầm và tầng nửa hầm.

Không được bố trí những thứ gì trên đường thoát nạn của toà nhà để phù hợp với quy định pháp luật?

Căn cứ tiết 3.3.5 tiểu mục 3.3 Mục 3 QCVN 06:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD quy định về việc các thức không được bố trí trên đường thoát nạn như sau:

"3. BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
...
3.3 Đường thoát nạn
...
3.3.5. Trong các hành lang trên lối ra thoát nạn nêu tại 3.2.1, ngoại trừ những trường hợp nói riêng trong quy chuẩn, không cho phép bố trí: thiết bị nhô ra khỏi mặt phẳng của tường trên độ cao nhỏ hơn 2 m; các ống dẫn khí cháy và ống dẫn các chất lỏng cháy được, cũng như các tủ tường, trừ các tủ thông tin liên lạc và tủ đặt họng nước chữa cháy.

Như vậy, theo quy định trên thì trên đường thoát nạn không được phép bố trí:

- Thiết bị nhô ra khỏi mặt phẳng của tường trên độ cao nhỏ hơn 2 m;

- Các ống dẫn khí cháy và ống dẫn các chất lỏng cháy được;

- Các tủ tường, trừ các tủ thông tin liên lạc và tủ đặt họng nước chữa cháy.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

11,516 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào