Ô nhiễm nguồn nước là gì? Phát hiện hành vi gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt có thể báo cho Ủy ban nhân dân gần nhất không?

Ô nhiễm nguồn nước là gì? Phát hiện hành vi gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt có thể báo cho Ủy ban nhân dân gần nhất hay không? Công tác phòng chống ô nhiễm nguồn nước hiện nay được quy định như thế nào?

Ô nhiễm nguồn nước là gì? Phát hiện hành vi gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt có thể báo cho Ủy ban nhân dân gần nhất không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 thì ô nhiễm nguồn nước được hiểu là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật và tự nhiên.

Và theo khoản 1 Điều 26 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về việc bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt như sau:

Bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt. Người phát hiện hành vi gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt có trách nhiệm kịp thời báo cho Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm soát các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt;
b) Xác định và tổ chức việc công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên cơ sở đề xuất của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Tổ chức quan trắc, công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn;
d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện các biện pháp theo dõi, giám sát, bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương.
...

Như vậy, người dân khi phát hiện hành vi gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt có thể báo ngay cho Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Ô nhiễm nguồn nước là gì? Phát hiện hành vi gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt có thể báo cho Ủy ban nhân dân gần nhất không?

Ô nhiễm nguồn nước là gì? Phát hiện hành vi gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt có thể báo cho Ủy ban nhân dân gần nhất không? (Hình từ Internet)

Công tác phòng chống ô nhiễm nguồn nước được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 32 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về công tác phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước như sau:

- Việc xây dựng khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề phải tính đến khả năng chịu tải của nguồn nước mặt, khả năng đáp ứng của nguồn nước và không nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước ở các đoạn sông bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở.

- Tổ chức, cá nhân có hoạt động mà gây sụt, lún đất, suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước thì phải thực hiện các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu đô thị, khu dân cư tập trung phải được thu gom, xử lý, kiểm soát và có các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản hoặc xây dựng công trình, nếu tiến hành hoạt động bơm hút nước, tháo khô dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất, gây sụt, lún đất thì phải dừng ngay việc bơm hút, tháo khô và thực hiện các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải, chất thải phải được thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.

Việc phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm được thực hiện theo quy trình nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về việc phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước. Cụ thể:

Việc phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm được thực hiện như sau:

- Lập danh mục nguồn nước bị ô nhiễm cần phục hồi;

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm; ưu tiên phục hồi các dòng sông, đoạn sông cạn kiệt, không có dòng chảy, ô nhiễm nghiêm trọng trong danh mục nguồn nước bị ô nhiễm cần phục hồi; bố trí nguồn lực thực hiện;

- Điều chỉnh chế độ vận hành, bổ sung, nâng cấp các công trình điều tiết, tích trữ nước, xây dựng các đập, hồ chứa, trạm bơm, công trình dẫn nước, nạo vét nhằm dâng nước, tiếp nước, khôi phục dòng chảy, cải thiện, nâng cao khả năng lưu thông của dòng chảy, số lượng, chất lượng nguồn nước, bổ sung nhân tạo nước dưới đất; xử lý ô nhiễm môi trường; xử lý, kiểm soát nước thải; sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

317 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào