Nồi cơm điện thì có cần phải dán nhãn năng lượng? Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng của nồi cơm điện được thực hiện như thế nào?
Nồi cơm điện thì có cần phải dán nhãn năng lượng không?
Sản phẩm nồi cơm điện thì có cần phải dán nhãn năng lượng không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu
1. Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì nồi cơm điện thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng vá áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Nồi cơm điện thì có cần phải dán nhãn năng lượng? Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng của nồi cơm điện được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng của nồi cơm điện được thực hiện như thế nào?
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng của nồi cơm điện được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng
1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp
a) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp sau: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy giặt lồng đứng, máy thu hình, máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện;
b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ;
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
2. Đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại
a) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với tủ giữ lạnh thương mại;
b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in;
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với máy tính xách tay đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
d) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với máy tính xách tay từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
3. Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới):
a) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống;
b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017; xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: Xe ô tô con loại trên 07 chỗ đến 09 chỗ từ ngày 01 tháng 01 năm 2018; xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
4. Khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục quy định tại Điều 1 Quyết định này.
Như vậy, theo quy định trên thì lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng của nồi cơm điện được thực hiện như sau:
Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với nồi cơm điện.
Ngoài ra, thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp sau: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy giặt lồng đứng, máy thu hình, máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện;
Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ;
Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện gồm các tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 21/2011/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị
1. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị bao gồm:
a) Các thông số kỹ thuật của phương tiện, thiết bị.
b) Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị do các phòng thử nghiệm quy định tại Điều 16 Nghị định này cấp.
c) Giấy đề nghị dán nhãn năng lượng.
2. Bộ Công thương tổ chức thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị.
3. Bộ Tài chính quy định đối với lệ phí cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho sản phẩm nồi cơm điện gồm các tài liệu sau:
- Các thông số kỹ thuật của phương tiện, thiết bị.
- Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị do các phòng thử nghiệm quy định tại Điều 16 Nghị định này cấp.
- Giấy đề nghị dán nhãn năng lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.