Nhận được thông tin tố cáo hành vi vi phạm của chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền giải quyết thì xử lý ban đầu thông tin tố cáo như thế nào?
- Cơ quan Công an khi tiếp nhận thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ phải làm gì?
- Nhận được thông tin tố cáo hành vi vi phạm của chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền giải quyết thì xử lý ban đầu thông tin tố cáo như thế nào?
- Ai có quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ?
Cơ quan Công an khi tiếp nhận thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ phải làm gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 85/2020/TT-BCA quy định về tiếp nhận thông tin tố cáo như sau:
Tiếp nhận thông tin tố cáo
Cá nhân, cơ quan, đơn vị Công an các cấp khi tiếp nhận thông tin tố cáo phải vào sổ và nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu (nếu có) để quản lý, theo dõi; đóng dấu “Đến” và ghi rõ ngày, tháng, năm nhận tố cáo. Cán bộ xử lý hoặc người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm bảo quản, không để hư hỏng, thất lạc, không làm thay đổi hình thức và nội dung đơn tố cáo, văn bản hoặc các tài liệu khác ghi thông tin tố cáo và giữ bí mật thông tin người tố cáo.
Theo quy định trên, cơ quan Công an các cấp khi tiếp nhận thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ phải vào sổ và nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu (nếu có) để quản lý, theo dõi; đóng dấu “Đến” và ghi rõ ngày, tháng, năm nhận tố cáo.
Cán bộ xử lý hoặc người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm bảo quản, không để hư hỏng, thất lạc, không làm thay đổi hình thức và nội dung đơn tố cáo, văn bản hoặc các tài liệu khác ghi thông tin tố cáo và giữ bí mật thông tin người tố cáo.
Cơ quan Công an khi tiếp nhận thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ phải làm gì?
(Hình từ Internet)
Nhận được thông tin tố cáo hành vi vi phạm của chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền giải quyết thì xử lý ban đầu thông tin tố cáo như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 85/2020/TT-BCA quy định như sau:
Xử lý ban đầu thông tin tố cáo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Công an nhân dân
1. Xử lý thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an phải tổ chức kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo để quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo; trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo thì thụ lý tố cáo, trường hợp tố cáo không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý và phải thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết việc thụ lý hoặc không thụ lý; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn có thể dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc;
b) Đối với tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, nhưng thuộc trách nhiệm giải quyết của Công an nhân dân, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, đơn vị tiếp nhận tố cáo phải chuyển đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP để xem xét, giải quyết; đồng thời thông báo bằng văn bản cho người tố cáo và cơ quan Thanh tra Công an cùng cấp với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết tố cáo biết;
...
Theo quy định trên, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết, Thủ trưởng cơ quan Công an phải tổ chức kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo để quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo.
Trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo thì thụ lý tố cáo, trường hợp tố cáo không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý và phải thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết việc thụ lý hoặc không thụ lý.
Trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn có thể dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Ai có quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 85/2020/TT-BCA quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP. Trường hợp người bị tố cáo là cán bộ Công an xã, thị trấn không thuộc biên chế lực lượng Công an nhân dân thì thực hiện theo quy định tại Điều 12 Luật Tố cáo.
Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Công an thụ lý, giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới có nội dung tố cáo phức tạp, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành Công an.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 22/2019/NĐ-CP.
Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Công an thụ lý, giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới có nội dung tố cáo phức tạp, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.