Nhà nước có những chính sách trong hợp tác quốc tế như thế nào đối với hoạt động khí tượng thủy văn?
- Nhà nước có những chính sách trong hợp tác quốc tế như thế nào đối với hoạt động khí tượng thủy văn?
- Ngoài tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm lợi ích quốc gia thì việc hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn còn dựa trên những nguyên tắc nào?
- Trong hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn thì có được bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài, tổ chức quốc tế hay không?
Nhà nước có những chính sách trong hợp tác quốc tế như thế nào đối với hoạt động khí tượng thủy văn?
Nhà nước có những chính sách trong hợp tác quốc tế đối với hoạt động khí tượng thủy văn được quy định tại Điều 5 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động khí tượng thủy văn
1. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho việc xây dựng, quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu phục vụ chung cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia và phòng, chống thiên tai.
2. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khí tượng thủy văn; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
3. Ưu tiên đầu tư xây dựng mạng viễn thông dùng riêng phù hợp với quy định của pháp luật về viễn thông và sử dụng các mạng viễn thông quốc gia cho hoạt động thu nhận, truyền phát thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai.
4. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu; khai thác hiệu quả thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong sản xuất, đời sống và phòng, chống thiên tai cho cộng đồng; bảo đảm bình đẳng giới; chú ý đến đồng bào ở miền núi, ngư dân ven biển, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng đặc thù khác để có hình thức, phương tiện, tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.
5. Bảo đảm nhu cầu về đất đai để các công trình khí tượng thủy văn hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành.
6. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực làm công tác khí tượng thủy văn; có cơ chế thu hút, đãi ngộ người làm công tác khí tượng thủy văn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
7. Phát triển khoa học và công nghệ về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu; ưu tiên nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thiết bị tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động khí tượng thủy văn.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu, thực hiện nghĩa vụ thành viên tại các tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu.
Như vậy, tăng cường hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu, thực hiện nghĩa vụ thành viên tại các tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu là một trong những chính sách của Nhà nước đối với hoạt động khí tượng thủy văn.
Nhà nước có những chính sách trong hợp tác quốc tế như thế nào đối với hoạt động khí tượng thủy văn? (Hình từ internet)
Ngoài tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm lợi ích quốc gia thì việc hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn còn dựa trên những nguyên tắc nào?
Ngoài tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm lợi ích quốc gia thì việc hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn còn dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 45 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Nguyên tắc hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn
1. Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm lợi ích quốc gia.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Tăng cường hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì ngoài tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm lợi ích quốc gia thì việc hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn còn dựa trên những nguyên tắc như sau:
- Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Tăng cường hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.
Trong hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn thì có được bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài, tổ chức quốc tế hay không?
Trong hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn thì có được bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài tổ chức quốc tế được quy định tại Điều 46 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Nội dung hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn
1. Trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Tham gia các hoạt động quan trắc, dự báo, điều tra, khảo sát, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu trong các chương trình, dự án hợp tác đa phương, song phương, khu vực và toàn cầu.
3. Hợp tác, trao đổi chuyên gia; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng cán bộ tại nước ngoài, tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.
4. Tổ chức, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế khác về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về nội dung hợp tác quốc tế về hoạt đọng khí tượng thủy văn thì các cán bộ tại nước ngoài, tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu là một trong những đối tượng được bồi dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.