Nhà khách Dân tộc sử dụng cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ nào? Nhà khách Dân tộc có bao nhiêu phòng chức năng?
Nhà khách Dân tộc có chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 542/QĐ-UBDT năm 2017, có quy định về vị trí, chức năng như sau:
Vị trí, chức năng
Nhà khách Dân tộc là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc; có chức năng tiếp đón và phục vụ các đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm và làm việc với Ủy ban Dân tộc; tổ chức phục vụ các cuộc họp, hội nghị của Ủy ban Dân tộc; được sử dụng cơ sở vật chất, lao động để tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Nhà khách Dân tộc là đơn vị sự nghiệp công tự chủ tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên; có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng và có trụ sở tại số 349 Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Nhà khách Dân tộc có chức năng tiếp đón và phục vụ các đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm và làm việc với Ủy ban Dân tộc; tổ chức phục vụ các cuộc họp, hội nghị của Ủy ban Dân tộc; được sử dụng cơ sở vật chất, lao động để tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Nhà khách Dân tộc (Hình từ Internet)
Nhà khách Dân tộc sử dụng cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 542/QĐ-UBDT năm 2017, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
2. Phối hợp với các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc tổ chức phục vụ các cuộc họp, hội nghị của Ủy ban Dân tộc; phục vụ việc ăn, nghỉ và các dịch vụ khác cho khách và đại biểu về dự họp.
3. Phối hợp với Văn phòng Ủy ban, Vụ Dân tộc thiểu số phục vụ buổi gặp mặt và tham gia đón tiếp các đoàn đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương đến thăm, làm việc tại cơ quan Ủy ban Dân tộc; hướng dẫn, tạo điều kiện giúp các đoàn đi tham quan danh lam, thắng cảnh tại Thủ đô Hà Nội hoặc các địa phương theo đề nghị của đoàn.
4. Nhà khách Dân tộc được sử dụng cơ sở vật chất, vốn, lao động để tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ như: lưu trú và ăn uống; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch, lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch; dịch vụ tổ chức các sự kiện; dịch vụ trông giữ xe; dịch vụ bán buôn, bán lẻ hàng bách hóa; dịch vụ cho thuê nhà ở, cho thuê hội trường, địa điểm, văn phòng làm việc và tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật để tạo nguồn tái đầu tư, sửa chữa, bảo quản cơ sở vật chất; cải thiện đời sống công chức, viên chức và người lao động nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị được giao.
5. Liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật; tham gia đấu thầu cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao.
Được liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ hợp tác đầu tư xây dựng Khách sạn Dân tộc ở Hà Nội và các địa phương theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
6. Nhà khách Dân tộc là chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa của Nhà khách Dân tộc và có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo các quy định của pháp luật.
7. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Nhà khách Dân tộc sử dụng cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ sau:
- Lưu trú và ăn uống;
- Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch, lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch;
- Dịch vụ tổ chức các sự kiện;
- Dịch vụ trông giữ xe;
- Dịch vụ bán buôn, bán lẻ hàng bách hóa;
- Dịch vụ cho thuê nhà ở, cho thuê hội trường, địa điểm, văn phòng làm việc và tổ chức các hoạt động kinh doanh, Dịch vụ khác theo quy định của pháp luật để tạo nguồn tái đầu tư, sửa chữa, bảo quản cơ sở vật chất;
- Cải thiện đời sống công chức, viên chức và người lao động nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị được giao.
Nhà khách Dân tộc có bao nhiêu phòng chức năng?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 542/QĐ-UBDT năm 2017, có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cẩu tổ chức
…
2. Nhà khách Dân tộc có các phòng chức năng sau:
1) Phòng Tổ chức - Hành chính;
2) Phòng Tài chính - Kế toán;
3) Phòng Kế hoạch - Kinh doanh;
4) Phòng Nghiệp vụ.
Giám đốc Nhà khách Dân tộc có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chức năng; Quy chế làm việc của Nhà khách Dân tộc.
3. Nhà khách Dân tộc xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ.
4. Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, người lao động: Nhà khách Dân tộc thực hiện theo quy định tại Luật Công chức, Luật Viên chức, Bộ Luật Lao động và các văn bản quy định hiện hành.
Hàng năm, Nhà khách Dân tộc báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm về kết quả thực hiện việc quản lý và sử dụng công chức, viên chức; đồng thời gửi báo cáo về Vụ Tổ chức Cán bộ theo dõi, quản lý theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Nhà khách Dân tộc có 04 phòng chức năng:
- Phòng Tổ chức - Hành chính;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Phòng Kế hoạch - Kinh doanh;
- Phòng Nghiệp vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.