Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội cướp giật tài sản có khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù thì có được áp dụng mức phạt là 4 năm tù không?

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội cướp giật tài sản với số tiền chiếm đoạt từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng (theo khoản 3 Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015) thì Tòa án có được áp dụng mức hình phạt là 4 năm tù hay không? Đây là câu hỏi của anh C.G đến từ Quảng Nam.

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội cướp giật tài sản có khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù thì có được áp dụng mức phạt là 4 năm tù không?

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội cướp giật tài sản có khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù thì có được áp dụng mức phạt là 4 năm tù không, thì theo khoản 3 Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
...

Như vậy, người đã thành niên phạm tội cướp giật tài sản mà tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Về nguyên tắc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

Tù có thời hạn
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Theo quy định trên, đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Như vậy, Luật chỉ khống chế mức phạt cao nhất áp dụng đối với đối tượng này mà không khống chế mức thấp nhất.

Do đó, trong trường hợp nêu trên, Tòa án có thể áp dụng mức phạt 04 năm tù đối với bị cáo, nếu việc áp dụng hình phạt đó bảo đảm được mục đích của hình phạt và các nguyên tắc trong việc xử lý hình sự người chưa thành niên phạm tội.

Nội dung này cũng được hướng dẫn tại tiểu mục 4 mục I của Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến vướng mắc trong xét xử do Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

Người phạm tội cướp giật tài sản có thể đồng thời bị phạt tù và phạt tiền không?

Người phạm tội cướp giật tài sản có thể đồng thời bị phạt tù và phạt tiền không, thì căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

Tội cướp giật tài sản
...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Theo đó, tùy theo tính chất và mức độ phạm tội mà người phạm tội cướp giật tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ khung 1 đến khung 4 bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Người phạm tội cướp giật tài sản bị coi là tái phạm nguy hiểm khi nào?

Người phạm tội cướp giật tài sản bị coi là tái phạm nguy hiểm khi thuộc những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 53 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Theo đó, người phạm tội cướp giật tài sản bị coi là tái phạm nguy hiểm khi thuộc những trường hợp sau đây:

- Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

- Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Tải về Bộ luật Hình sự 2015 và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung Tải

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,870 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào