Người sử dụng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện nào ở phần thông tin?
- Người sử dụng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện nào ở phần thông tin?
- Từ chối nhận thư điện tử quảng cáo có thể thực hiện những theo hình thức nào?
- Khi nhận được yêu cầu từ chối nhận thư điện tử quảng cáo, người quảng cáo phải làm gì?
- Khi gửi thư điện tử quảng cáo phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Người sử dụng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện nào ở phần thông tin?
Tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu về chức năng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo
1. Phần thông tin cho phép Người sử dụng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đặt ở cuối thư điện tử quảng cáo và được thể hiện một cách rõ ràng;
b) Phải có phần khẳng định Người sử dụng có quyền từ chối tất cả sản phẩm từ người quảng cáo;
c) Trong trường hợp cần thiết, Người quảng cáo bằng thư điện tử phải cung cấp khả năng từ chối bổ sung như từ chối một sản phẩm hoặc từ chối một nhóm sản phẩm;
d) Có hướng dẫn rõ ràng về các từ chối theo các điểm b, điểm c khoản 1 và các hình thức từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Theo đó, phần thông tin cho phép Người sử dụng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đặt ở cuối thư điện tử quảng cáo và được thể hiện một cách rõ ràng;
- Phải có phần khẳng định Người sử dụng có quyền từ chối tất cả sản phẩm từ người quảng cáo;
- Trong trường hợp cần thiết, người quảng cáo bằng thư điện tử phải cung cấp khả năng từ chối bổ sung như từ chối một sản phẩm hoặc từ chối một nhóm sản phẩm;
- Có hướng dẫn rõ ràng về các từ chối theo các điểm b, điểm c khoản 1 và các hình thức từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Thư điện tử quảng cáo (Hình từ Internet)
Từ chối nhận thư điện tử quảng cáo có thể thực hiện những theo hình thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu về chức năng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo
...
2. Hình thức từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải bao gồm:
a) Từ chối qua Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội;
b) Từ chối bằng thư điện tử;
c) Từ chối qua điện thoại.
...
Như vậy, từ chối nhận thư điện tử quảng cáo theo hình thức sau:
- Từ chối qua Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội;
- Từ chối bằng thư điện tử;
- Từ chối qua điện thoại.
Khi nhận được yêu cầu từ chối nhận thư điện tử quảng cáo, người quảng cáo phải làm gì?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 20 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu về chức năng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo
...
3. Ngay khi nhận được yêu cầu từ chối, Người quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi thư điện tử quảng cáo đã bị từ chối đến Người sử dụng.
4. Thông tin xác nhận đảm bảo các yêu cầu:
a) Có phần khẳng định đã nhận được yêu cầu từ chối, thời gian nhận yêu cầu từ chối và thời điểm ngừng gửi thư điện tử quảng cáo;
b) Chỉ được gửi thành công một lần và không chứa thông tin quảng cáo.
Theo đó, ngay khi nhận được yêu cầu từ chối nhận thư điện tử quảng cáo, người quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi thư điện tử quảng cáo đã bị từ chối đến Người sử dụng.
Bên cạnh đó, thông tin xác nhận đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có phần khẳng định đã nhận được yêu cầu từ chối, thời gian nhận yêu cầu từ chối và thời điểm ngừng gửi thư điện tử quảng cáo;
- Chỉ được gửi thành công một lần và không chứa thông tin quảng cáo.
Khi gửi thư điện tử quảng cáo phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Tại Điều 13 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo
1. Không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này hoặc Người sử dụng không đồng ý nhận quảng cáo trước đó.
2. Đối với quảng cáo qua tin nhắn và đối với số điện thoại ngoài Danh sách không quảng cáo, Người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo.
3. Trường hợp Người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời sau khi nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên, Người quảng cáo không được phép gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nào đến số điện thoại đó.
4. Phải chấm dứt việc gửi đến Người sử dụng nhận các tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo hoặc thực hiện gọi điện thoại quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của Người sử dụng.
5. Mỗi Người quảng cáo không được phép gửi quá 03 tin nhắn quảng cáo tới một số điện thoại, 03 thư điện tử quảng cáo tới một địa chỉ thư điện tử, 01 cuộc gọi điện thoại quảng cáo tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.
6. Chỉ được gửi tin nhắn trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.
7. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo.
8. Chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo khi đã được cấp tên định danh và không được phép sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo.
Theo đó, khi gửi thư điện tử quảng cáo phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phải chấm dứt việc gửi đến Người sử dụng nhận các thư điện tử quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của Người sử dụng.
- Mỗi Người quảng cáo không được phép gửi quá 03 thư điện tử quảng cáo tới một địa chỉ thư điện tử trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.