Người phạm tội đe dọa tính mạng nhà báo có thể được hưởng án treo khi đáp ứng các điều kiện gì?

Đe dọa tính mạng nhà báo có thể bị phạt tù không? Tòa án căn cứ vào đâu để quyết định hình phạt đối với tội đe dọa tính mạng nhà báo? Người phạm tội đe dọa tính mạng nhà báo có thể được hưởng án treo khi đáp ứng điều kiện gì? Câu hỏi của chị Hạnh (Hà Nội).

Đe dọa tính mạng nhà báo có thể bị phạt tù không?

Căn cứ khoản 12 Điều 9 Luật Báo chí 2016 quy định đe dọa tính mạng nhà báo là hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đồng thời căn cứ Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Theo quy định này, người nào có hành vi đe dọa giết nhà báo và nếu có căn cứ chứng minh rằng việc đe dọa này làm cho nhà báo lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì có thể sẽ bị phạt tù.

Cũng theo quy định này, tùy thuộc vào mức độ đe dọa cũng như tính chất của vụ việc mà hình phạt tù có thể bị tăng nặng từ 06 tháng đến tối đa 07 năm.

Tội đe dọa giết người

Tội đe dọa giết người (hình từ Internet)

Tòa án căn cứ vào đâu để quyết định hình phạt đối với tội đe dọa tính mạng nhà báo?

Theo Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về căn cứ quyết định hình phạt tù đối với tội đe dọa tính mạng nhà báo như sau:

- Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

- Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.

Người phạm tội đe dọa tính mạng nhà báo có thể được hưởng án treo khi đáp ứng điều kiện gì?

Theo Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (Được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) quy định người phạm tội đe dọa tính mạng nhà báo đã bị kết án tù có thể được hưởng án treo khi đáp ứng điều kiện sau:

(1) Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

(2) Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

- Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp:

+ Được coi là không có án tích;

+ Người bị kết án nhưng đã được xóa án tích;

+ Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính;

+ Người chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

- Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;

- Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo

(3) Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015.

- Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.

(4) Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

- Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú hiện hành mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

- Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

(5) Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

(6) Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
723 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào