Người nào đề nghị thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng?
- Người nào đề nghị thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng?
- Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gồm các nội dung nào?
- Việc điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy trình trong trường hợp nào?
Người nào đề nghị thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng?
Người đề nghị thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 106/2021/TT-BQP như sau:
Người đề nghị thẩm định
a) Đối với dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt thiết kế xây dựng, người đề nghị thẩm định là Thủ trưởng của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị);
b) Đối với dự án do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt thiết kế xây dựng, người đề nghị thẩm định là chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư.
Như vậy, đối với dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt thiết kế xây dựng, người đề nghị thẩm định là Thủ trưởng của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
- Đối với dự án do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt thiết kế xây dựng, người đề nghị thẩm định là chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư.
Người nào đề nghị thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gồm các nội dung nào?
Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gồm các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 106/2021/TT-BQP như sau:
Thẩm định thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt
1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định thiết kế kỹ thuật trường hợp thiết kế ba bước; thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trường hợp thiết kế hai bước.
2. Nội dung thẩm định thiết kế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 35 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết gọn là Nghị định số 15/2021/NĐ-CP), cụ thể như sau:
a) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng;
b) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế;
c) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”);
d) Kiểm tra thiết kế xây dựng về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế;
đ) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có);
e) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường (nếu có);
g) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gồm các nội dung sau:
- Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng;
- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế;
- Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”);
- Kiểm tra thiết kế xây dựng về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế;
- Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có);
- Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường (nếu có);
- Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Việc điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy trình trong trường hợp nào?
Việc điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng phải được thẩm định trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 106/2021/TT-BQP như sau:
Điều chỉnh thiết kế
Điều chỉnh thiết kế thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Việc điều chỉnh thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế trong các trường hợp:
a) Điều chỉnh, bổ sung thiết kế có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình;
b) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở.
2. Các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, phê duyệt, chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình và báo cáo người quyết định đầu tư.
Theo quy định trên, việc điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòngphải được thẩm định, phê duyệt theo quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế trong các trường hợp sau:
- Điều chỉnh, bổ sung thiết kế có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình;
- Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.