Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật sẽ gồm những ai? Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho những người này được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật sẽ gồm những ai?
- Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật sẽ gồm những nội dung cơ bản nào?
- Sử dụng người lao động cao tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được quy định như thế nào?
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật sẽ gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật là diễn viên, đạo diễn và người lao động khác tham gia sáng tạo nghệ thuật.
Như vậy, người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật sẽ gồm diễn viên, đạo diễn và người lao động khác tham gia sáng tạo nghệ thuật.
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (Hình từ Internet)
Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Các nguyên tắc chung theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Kết hợp hài hòa giữa việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động với hoạt động sáng tạo nghệ thuật, thể dục thể thao.
Theo đó, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Các nguyên tắc chung theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Cụ thể nguyên tắc chung này được quy định tại Điều 5 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.
- Kết hợp hài hòa giữa việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động với hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
Nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật sẽ gồm những nội dung cơ bản nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Xây dựng nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi là nội quy, quy trình; theo quy định của pháp luật với các nội dung cơ bản quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm chấp hành nội quy, quy trình; kiến nghị người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy, quy trình cho phù hợp.
3. Nội dung cơ bản của nội quy, quy trình bao gồm:
a) Yêu cầu về thời gian, thời giờ, địa điểm tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
b) Nguyên tắc an toàn trong tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
c) Nguyên tắc an toàn trong sử dụng đạo cụ, thiết bị tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
d) Nguyên tắc kiểm soát yếu tố nguy hại, nguy hiểm; xử lý sự cố và ứng cứu khẩn cấp;
đ) Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật sẽ gồm những nội dung cơ bản sau:
- Yêu cầu về thời gian, thời giờ, địa điểm biểu diễn, sáng tạo;
- Nguyên tắc an toàn trong biểu diễn, sáng tạo;
- Nguyên tắc an toàn trong sử dụng đạo cụ, thiết bị biểu diễn, sáng tạo;
- Nguyên tắc kiểm soát yếu tố nguy hại, nguy hiểm; xử lý sự cố và ứng cứu khẩn cấp;
- Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Và người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật có trách nhiệm chấp hành nội quy, quy trình; kiến nghị người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy, quy trình cho phù hợp.
Sử dụng người lao động cao tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Sử dụng lao động là người cao tuổi
1. Các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao được sử dụng người cao tuổi làm việc là những nghề, công việc không thuộc Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở điều kiện lao động loại VI theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Việc sử dụng lao động là người cao tuổi phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và quy định tại Thông tư này.
Như vậy, sử dụng người lao động cao tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được quy định như sau:
- Các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực nghệ thuật được sử dụng người cao tuổi làm việc là những nghề, công việc không thuộc Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở điều kiện lao động loại VI theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Việc sử dụng lao động là người cao tuổi phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và quy định tại Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.