Người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí được nghỉ chuyển ca trong bao nhiêu tiếng?
- Người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí được nghỉ chuyển ca trong bao nhiêu tiếng?
- Yêu cầu người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí tăng ca thì có cần phải hỏi ý kiến người lao động trước không?
- Thực hiện tăng ca đối với người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí có phải báo cáo với Sở Lao động Thương binh và Xã hội không?
Người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí được nghỉ chuyển ca trong bao nhiêu tiếng?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về ca làm việc của người lao động như sau:
Thời giờ làm việc
Người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí làm việc theo ca và phiên làm việc, cụ thể như sau:
1. Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày.
2. Phiên làm việc tối đa là 07 ngày.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về việc nghỉ chuyển ca của người lao động như sau:
Nghỉ chuyển ca; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ hàng năm; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Nghỉ chuyển ca; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương tuân thủ quy định tại Điều 110, Điều 112 và Điều 115 Bộ luật lao động.
2. Nghỉ hàng năm tuân thủ quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ luật lao động. Trường hợp không thể bố trí nghỉ hàng năm cho người lao động, người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc nghỉ hàng năm vào thời gian nghỉ chuyển phiên.
Dẫn chiếu Điều 110 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ chuyển ca
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
Theo đó, người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí theo ca thì thời gian làm việc không quá 12 tiếng một ngày.
Người lao động sẽ có thời gian nghỉ ít nhất là 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc tiếp theo.
Người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí được nghỉ chuyển ca trong bao nhiêu tiếng? (Hình từ Internet)
Yêu cầu người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí tăng ca thì có cần phải hỏi ý kiến người lao động trước không?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về việc làm thêm giờ như sau:
Làm thêm giờ
...
3. Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ.
...
Dẫn chiếu Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ như sau:
Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, trừ trường hợp phải tăng ca theo các trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 vừa nêu trên, các trường hợp tăng ca khác người sử dụng lao động phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của người lao động thì mới được thực hiện.
Thực hiện tăng ca đối với người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí có phải báo cáo với Sở Lao động Thương binh và Xã hội không?
Căn cứ Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm như sau:
Thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
1. Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:
a) Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;
b) Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
3. Văn bản thông báo theo Mẫu số 02/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, việc thông báo cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội chỉ thực hiện khi người sử dụng lao động yêu cầu người lao động tăng ca từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm. Người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:
(1) Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;
(2) Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.