Người khuyết tật có được giáo dục, học tập nghe, học bằng ngôn ngữ ký hiệu gì riêng hay không? Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như thế nào? Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục ra sao?
Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như sau:
- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
- Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
Như vậy pháp luật quy định rằng ai cũng có quyền và nghĩa vụ học tập như nhau kể cả người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Bên cạnh đó, mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập như nhau.
Người khuyết tật
Người khuyết tật có được học tập nghe, học bằng ngôn ngữ ký hiệu gì riêng hay không?
Căn cứ, khoản 2 Điều 11 Luật Giáo dục 2019 quy định về ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục như sau:
“2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định của Chính phủ; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo quy định của Luật Người khuyết tật.”
Như vậy như đã trình bày ở phần trên nhà nước luôn tạo sự công bằng về quyền và nghĩa vụ học tập cho mọi người dân không phân biệt, dân tộc, tín ngưỡng, khuyết tật hay không khuyết tật đều có quyền học như nhau.
Cho nên đối với người khuyết tật được nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille riêng biệt.
Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục ra sao?
Căn cứ Điều 38 Luật Giáo dục 2019 quy định về vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục như sau:
- Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.
- Cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
Như vậy vai trò và trách nhiệm của một người cán bộ quản lý giáo dục rất quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.
Cho nên Cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.
Nhà nước đầu tư cho giáo dục ra sao?
Căn cứ Điều 17 Luật Giáo dục 2019 quy định về việc Nhà nước đầu tư cho giáo dục như sau:
- Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.
Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
- Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Như vậy thấy rằng nhà nước luôn có những ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
Tuy nhiên phải luôn giữ vững được ngân sách nhà nước vì nó có vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục quốc dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.