Người học ngành công nghệ dệt trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những vị trí, công việc nào?
- Người học ngành công nghệ dệt trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những vị trí, công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ dệt trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành công nghệ dệt trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành công nghệ dệt trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những vị trí, công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 8 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực vật liệu, luyện kim, sản xuất và công nghệ kỹ thuật khác (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thiết kế các mặt hàng vải dệt thoi, dệt kim;
- Thiết kế các mặt hàng vải không dệt;
- Thiết kế công nghệ dệt vải dệt thoi, dệt kim;
- Thiết kế công nghệ dệt vải không dệt;
- Xây dựng định mức lao động;
- Lập kế hoạch sản xuất;
- Tổ chức quá trình sản xuất vải dệt thoi, dệt kim;
- Tổ chức quá trình sản xuất vải không dệt;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Theo đó, người học ngành công nghệ dệt trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những vị trí, công việc như sau:
- Thiết kế các mặt hàng vải dệt thoi, dệt kim;
- Thiết kế các mặt hàng vải không dệt;
- Thiết kế công nghệ dệt vải dệt thoi, dệt kim;
- Thiết kế công nghệ dệt vải không dệt;
- Xây dựng định mức lao động;
- Lập kế hoạch sản xuất;
- Tổ chức quá trình sản xuất vải dệt thoi, dệt kim;
- Tổ chức quá trình sản xuất vải không dệt;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Ngành công nghệ dệt (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ dệt trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Lựa chọn được các phương án công nghệ, tính toán và thiết kế công nghệ các máy trong dây chuyền dệt phù hợp với mặt hàng vải cần gia công;
- Thiết kế được một dây chuyền dệt vải hoàn chỉnh dựa trên cơ sở mặt bằng lắp đặt thiết bị và khả năng đầu tư công nghệ;
- Kiểm tra, đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng vải trong quá trình sản xuất và sau khi sản xuất;
- Theo dõi, giám sát và xử lý các sự cố về thiết bị, công nghệ trong quá trình sản xuất;
- Điều tiết kế hoạch sản xuất trong gian máy, đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong quá trình sản xuất;
- Làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ, công việc của nghề dệt vải dệt thoi;
- Kèm cặp, hướng dẫn, bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp;
- Thao tác và vận hành các thiết bị trong dây chuyền dệt vải để sản xuất các sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ dệt trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng như sau:
- Lựa chọn được các phương án công nghệ, tính toán và thiết kế công nghệ các máy trong dây chuyền dệt phù hợp với mặt hàng vải cần gia công;
- Thiết kế được một dây chuyền dệt vải hoàn chỉnh dựa trên cơ sở mặt bằng lắp đặt thiết bị và khả năng đầu tư công nghệ;
- Kiểm tra, đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng vải trong quá trình sản xuất và sau khi sản xuất;
- Theo dõi, giám sát và xử lý các sự cố về thiết bị, công nghệ trong quá trình sản xuất;
- Điều tiết kế hoạch sản xuất trong gian máy, đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong quá trình sản xuất;
- Làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ, công việc của nghề dệt vải dệt thoi;
- Kèm cặp, hướng dẫn, bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp;
- Thao tác và vận hành các thiết bị trong dây chuyền dệt vải để sản xuất các sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Người học ngành công nghệ dệt trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
- Xử lý được các tình huống trong quyền hạn cho phép để giải quyết công việc của bản thân và nhóm làm việc;
- Hướng dẫn, giám sát và đánh giá kết quả của người thực hiện công việc đã định sẵn do mình quản lý;
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy định tại nơi làm việc;
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, chịu trách nhiệm công việc trước tập thể và tổ chức;
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc;
- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
Như vậy, người học ngành công nghệ dệt trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.