Người dân tài trợ, ủng hộ tiền khắc phục hậu quả thiên tai bão YAGI có được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân không?
Người dân tài trợ, ủng hộ tiền khắc phục hậu quả thiên tai bão YAGI có được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân không?
Theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa Khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì các khoản giảm trừ là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công.
Các khoản giảm trừ
...
3. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
a) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
a.1) Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.
Các tổ chức cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, phải được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Tài liệu để chứng minh đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa là chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở.
a.2) Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.
Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.
b) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh vào năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế đó, nếu giảm trừ không hết không được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo. Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.
...
Như vậy, nếu cá nhân cư trú chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo thành lập và hoạt động theo quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận. Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp thì sẽ được giảm trừ khi khi nộp thuế thu nhập cá nhân.
Do đó, nếu người dân tài trợ, ủng hộ khắc phục hậu quả thiên tai bão YAGI được lập theo quy định trên thì có thể được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân.
Lưu ý: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội ra lời kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ. Theo đó người dân cả nước có thể ủng hộ, hỗ trợ các tỉnh thiệt hại do lũ thông qua số tài khoản sau:
(1) Tài khoản tại Việt Nam
Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương
Số Tài khoản: 0011.00.1932418
Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
(2) Tài khoản ngoại tệ
Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương
Số Tài khoản: 001.1.37.193253.8
Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
SW Code: BFTVVVNX001.
(3) Tiếp nhận ủng hộ bằng tiền mặt
Phòng Kế hoạch-Tài chính (phòng 109, phòng 111) Văn phòng Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam số 46 Tràng Thi – Hà Nội.
Người dân tài trợ, ủng hộ khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ có được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân không? (hình từ internet)
Nguồn hỗ trợ cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai lấy từ đâu?
Theo Điều 9 Luật Phòng chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai
1. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách hằng năm, dự phòng ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính.\
2. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng cho xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai; hoạt động phòng, chống thiên tai; hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp.
Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Dự phòng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng theo quy định sau đây:
a) Hỗ trợ cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;
b) Căn cứ vào hoạt động ứng phó, mức độ thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và chế độ, chính sách, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách của địa phương để xử lý nhu cầu khẩn cấp cho ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt;
..
Như vậy, nguồn hỗ trợ cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai lấy từ dự phòng ngân sách nhà nước.
Đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, quy định đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm có như sau:
- Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định sau:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.