Người đại diện doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ lập Báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Cho tôi hỏi người đại diện doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ lập Báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung nào? Câu hỏi của Thúy Anh ở Đồng Nai.

Người đại diện doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ lập Báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung nào?

Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 200/2015/TT-BTC quy định về giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như sau:

Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
...
2. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, Người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Thông tin chung về doanh nghiệp có vốn góp: Các thông tin cơ bản; Vốn điều lệ; Vốn thực góp đến thời điểm báo cáo (về giá trị, tỷ lệ nắm giữ); Cơ cấu quản trị của doanh nghiệp (Thành phần Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên; Ban kiểm soát; Ban Điều hành; Người đại diện theo pháp luật); Ngành nghề kinh doanh.
b) Thông tin về người đại diện (số lượng người đại diện, danh sách người đại diện).
c) Việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn.
d) Việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp:
- Hoạt động đầu tư vốn, tài sản tại doanh nghiệp và hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp (nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư); Tình hình đầu tư và huy động vốn để đầu tư vào các dự án đầu tư hình thành tài sản cố định và xây dựng cơ bản; Đánh giá tiến độ thực hiện dự án/ kế hoạch; Các vấn đề phát sinh; Điều chỉnh mục tiêu; Hiệu quả mang lại;
- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động; phát hành trái phiếu;
- Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;
- Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
đ) Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
- Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);
- Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
e) Việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp (Tỷ lệ cổ tức được chia, giá trị, số cổ tức thực nhận trong năm báo cáo)
g) Vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp.
...

Theo đó, định kỳ kỳ 6 tháng, hàng năm, Người đại diện doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 8 nêu trên.

Báo cáo giám sát tài chính

Báo cáo giám sát tài chính (Hình từ Internet)

Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính gồm những nội dung nào?

Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 200/2015/TT-BTC, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 77/2021/TT-BTC quy định về giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như sau:

Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
...
3. Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện, cơ quan đại diện chủ sở hữu lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính (trong đó tổng hợp kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý) theo các nội dung sau:
a) Đánh giá tình hình tài chính tại doanh nghiệp có vốn góp.
b) Đánh giá về quản lý, hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp có vốn góp.
c) Kết luận của cơ quan đại diện chủ sở hữu: Có tiếp tục đầu tư hay thoái vốn.
Ngoài các nội dung báo cáo kết quả giám sát tài chính nêu trên, Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập báo cáo kết quả giám sát tài chính theo Biểu số 03A kèm theo Thông tư này.
...

Theo quy định trên, căn cứ báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện, cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính theo những nội dung sau:

+ Đánh giá tình hình tài chính tại doanh nghiệp có vốn góp.

+ Đánh giá về quản lý, hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp có vốn góp.

+ Kết luận của cơ quan đại diện chủ sở hữu: Có tiếp tục đầu tư hay thoái vốn.

Ngoài các nội dung báo cáo kết quả giám sát tài chính nêu trên, Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập báo cáo kết quả giám sát tài chính theo Biểu số 03A kèm theo Thông tư này.

Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ khi nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 8 Thông tư 200/2015/TT-BTC quy định về giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như sau:

Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
...
4. Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ tỷ lệ trên 50% vốn điều lệ do SCIC tiếp nhận từ Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến thời điểm báo cáo.
...

Như vậy, Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ tỷ lệ trên 50% vốn điều lệ do SCIC tiếp nhận từ Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến thời điểm báo cáo.

Doanh nghiệp nhà nước Tải về các quy định hiện hành liên quan đến doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định những nội dung nào khuyến khích doanh nghiệp nhà nước công khai?
Pháp luật
05 Nguyên tắc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước cần phải tuân thủ là gì? Phương tiện công bố thông tin là gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải công khai những nội dung nào trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước có phải là đối tượng thanh tra và đối tượng giám sát ngân hàng? Căn cứ để ra quyết định thanh tra?
Pháp luật
Công tác phí cho nhân viên công ty con của doanh nghiệp nhà nước nhưng Nhà nước không đầu tư trực tiếp có thực hiện theo Thông tư 40/2017/TT-BTC không?
Pháp luật
Danh mục các quy chế mà doanh nghiệp nhà nước cần có theo quy định pháp luật mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc diện giải thể thì có được chuyển giao quyền đại diện sở hữu?
Pháp luật
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có bị xem xét giải thể khi thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty kết thúc?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị hợp nhất doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Nội dung công tác kiểm tra giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhà nước
1,675 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào