Nghệ nhân nhân dân được miễn thuế đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đúng không?

Tôi có một câu hỏi như sau: Nghệ nhân nhân dân được miễn thuế đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đúng không? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.L ở Đồng Nai.

Di sản văn hóa phi vật thể gồm những gì?

Theo Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định về di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể như sau:

Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể
1. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
a) Tiếng nói, chữ viết;
b) Ngữ văn dân gian;
c) Nghệ thuật trình diễn dân gian;
d) Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
đ) Lễ hội truyền thống;
e) Nghề thủ công truyền thống;
d) Tri thức dân gian.
2. Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
a) Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);
b) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Theo quy định trên, di sản văn hóa phi vật thể gồm: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian.

Nghệ nhân nhân dân

Nghệ nhân nhân dân (Hình từ Internet)

Để được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân thì cá nhân phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn để được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân được quy định tại Điều 67 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:

Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”
1. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
2. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt; kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ 20 năm trở lên;
c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
d) Được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong cả nước.
3. Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ 15 năm trở lên;
c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
d) Được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
4. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định trên, để được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân thì cá nhân phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

+ Đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.

+ Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

+ Có phẩm chất đạo đức tốt; kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ 20 năm trở lên.

+ Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

+ Được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong cả nước.

Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 9 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định về Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú như sau:

Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú

1. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú thực hiện theo quy định tại Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định chi tiết khoản 1 Điều này và quy trình, thủ tục lập, gửi hồ sơ để xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

Theo quy định tại Điều 65 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003, được sửa đổi bởi Điều 3 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009, khoản 35 Điều 1 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013 (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:

1. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể.

“2. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” được xét tặng cho cá nhân đã được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức, kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động trong nghề từ 20 năm trở lên;

c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

d) Được đồng nghiệp, quần chúng mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong cả nước.

3. Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức, kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động trong nghề từ 15 năm trở lên;

c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

d) Được đồng nghiệp, quần chúng mến mộ; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương”.

4. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được xét và công bố 3 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2 tháng 9.

Theo đó, để được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân thì cá nhân phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

+ Đã được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.

+ Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức, kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động trong nghề từ 20 năm trở lên.

+ Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

+ Được đồng nghiệp, quần chúng mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong cả nước.

Nghệ nhân nhân dân được miễn thuế đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đúng không?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 98/2010/NĐ-CP, khoản 2 Điều 14 Nghị định 109/2015/NĐ-CP về chính sách đãi ngộ đối với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú như sau:

Chính sách đãi ngộ đối với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú
1. Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú được hưởng các chính sách đãi ngộ sau đây:
a) Được hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi về không gian, mặt bằng để tổ chức các hoạt động truyền dạy, sáng tạo, trình diễn, trưng bày, giới thiệu sản phẩm;
b) Được giảm hoặc miễn thuế đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về thuế;
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan ban hành chính sách quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, Nghệ nhân nhân dân có thể được giảm hoặc miễn thuế đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về thuế.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

748 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào