Ngày 8/3 có phải ngày Phụ nữ Việt Nam? Lao động nữ có được yêu cầu công ty cho nghỉ làm có hưởng lương vào ngày 8/3?
Ngày 8/3 có phải ngày Phụ nữ Việt Nam? Lao động nữ có được yêu cầu công ty cho nghỉ làm có hưởng lương vào ngày 8/3?
Ngày 8/3 không phải là ngày Phụ nữ Việt Nam.
Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày 20/10, được chọn để kỷ niệm mốc thành lập Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên thành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) vào ngày 20/10/1930.
Ngày 8/3 là Ngày Quốc tế Phụ nữ, đây là ngày kỷ niệm cuộc đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới và cho đến ngày nay đây còn là dịp để tôn vinh, thể hiện sự yêu thương và trân trọng phái đẹp.
Tại Việt Nam, 8/3 còn là ngày kỉ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc mang lại niềm tự hào cho dân tộc khi lần đầu tiên đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc.
Theo đó, ngày 8/3 là dịp để chúng ta nhìn nhận và ghi nhận những đóng góp to lớn của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Phụ nữ ngày nay không chỉ đảm nhận tốt vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình mà còn tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội,... góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước.
Ngoài ra, dịp kỷ niệm ngày 8/3 - Quốc tế Phụ nữ còn là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc thực hiện bình đẳng giới trong xã hội.
Hiến pháp 2013 nêu rõ công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt và Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Phụ nữ cần được hưởng các quyền lợi bình đẳng với nam giới, bao gồm quyền được giáo dục, quyền được tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội,...
Về vấn đề nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày 8/3, khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo quy định trên, ngày 8.3 - Ngày Quốc tế Phụ nữ không phải là một ngày lễ mà người lao động nữ được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động 2019, Nhà nước khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
Do đó, công ty hoàn toàn có thể cho người lao động nữ nghỉ làm việc có hưởng lương vào ngày 8/3 - Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Về việc yêu cầu được nghỉ làm việc có hưởng lương vào ngày 8.3, người lao động nữ có thể đề xuất với công ty về vấn đề này nhưng do đây không phải là một ngày lễ được nghỉ có hưởng lương theo quy định của pháp luật nên công ty không có nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu của người lao động.
Việc thỏa thuận về vấn đề nghỉ làm việc có hưởng lương vào ngày 8.3 có thể được thực hiện trong quá trình ký kết hợp đồng lao động hay trong các cuộc thương lượng tập thể được tổ chức.
Như vậy, người lao động nữ có thể đề xuất vấn đề nghỉ làm việc có hưởng lương vào ngày 8/3 và chỉ được nghỉ làm việc có hưởng lương vào ngày này nếu được sự chấp thuận từ phía công ty tuy nhiên công ty không có nghĩa vụ phải cho lao động nữ nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày này với lý do đây là ngày Quốc tế Phụ nữ.
Trường hợp ngày 8/3 trùng vào ngày nghỉ phép năm theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 hoặc những trường hợp nghỉ việc riêng quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động sẽ được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương.
Ngày 8/3 có phải ngày Phụ nữ Việt Nam?
Công ty có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm bình đẳng giới cho lao động nữ?
Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Lao động 2019 về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.
Theo đó, bảo đảm bình đẳng giới tại công ty là trách nhiệm của người sử dụng lao động, có thể được thể hiện bằng những hành động cụ thể sau đây:
- Trong công tác tuyển dụng:
+ Cấm phân biệt đối xử về giới trong tuyển dụng: Công ty không được phân biệt đối xử với lao động nữ trong quá trình tuyển dụng dựa trên giới tính, tình trạng hôn nhân, thai sản, hoặc bất kỳ lý do nào liên quan đến giới.
+ Công khai thông tin tuyển dụng: Công ty phải công khai thông tin tuyển dụng một cách rõ ràng, minh bạch, không mập mờ, gây hiểu lầm về giới.
- Trong công tác bố trí, sắp xếp việc làm:
+ Căn cứ vào năng lực, trình độ: Công ty phải bố trí, sắp xếp việc làm cho lao động nữ dựa trên năng lực, trình độ và chuyên môn của họ, không phân biệt đối xử dựa trên giới.
+ Tạo điều kiện cho lao động nữ: Công ty cần tạo điều kiện cho lao động nữ tham gia vào các công việc phù hợp với năng lực, trình độ và nguyện vọng của họ.
Bảo vệ sức khỏe của lao động nữ: Công ty phải bảo vệ sức khỏe của lao động nữ bằng cách thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với đặc điểm giới.
- Trong vấn đề đào tạo:
+ Cơ hội đào tạo bình đẳng: Công ty phải tạo cơ hội đào tạo bình đẳng cho lao động nữ, giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.
+ Khuyến khích lao động nữ tham gia đào tạo: Công ty nên khuyến khích lao động nữ tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn.
+ Hỗ trợ lao động nữ sau khi tham gia đào tạo: Công ty cần hỗ trợ lao động nữ sau khi tham gia đào tạo để họ có thể áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế công việc.
- Tiền lương và các chế độ khác:
+ Trả lương bình đẳng: Công ty phải trả lương bình đẳng cho lao động nam và lao động nữ cùng làm một công việc, có cùng năng lực, trình độ và hiệu quả công việc.
+ Thực hiện các chế độ ưu đãi đối với lao động nữ: Công ty nên thực hiện các chế độ ưu đãi đối với lao động nữ như chế độ thai sản, chế độ nghỉ việc riêng để chăm sóc con nhỏ,...
+ Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của lao động nữ: Công ty phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp của lao động nữ, bao gồm quyền được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,...
+ Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
+ Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.
Ngoài ra, công ty còn có trách nhiệm trong vấn đề phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, cụ thể như sau:
- Có chính sách phòng, chống quấy rối tình dục: Công ty phải có chính sách phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống quấy rối tình dục: Công ty cần tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống quấy rối tình dục cho cán bộ, công nhân viên.
- Có biện pháp xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục: Công ty phải có biện pháp xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Mẫu đơn xin nghỉ làm việc có hưởng lương là mẫu nào theo quy định hiện nay?
Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản có liên quan hiện nay chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn xin nghỉ làm việc có hưởng lương.
Mẫu đơn xin nghỉ làm việc có hưởng lương dành cho người lao động có thể được thực hiện theo quy định của từng công ty, ngoài ra, người lao động có nhu cầu xin nghỉ làm việc có hưởng lương có thể thực hiện theo mẫu sau đây:
TẢI VỀ Mẫu đơn xin nghỉ làm việc có hưởng lương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.