Ngân hàng thương mại có thể trở thành ngân hàng thanh toán chứng khoán nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định hay không?

Ngân hàng thương mại nếu đáp ứng được các điều kiện về ngân hàng thanh toán thì có thể trở thành ngân hàng thanh toán chứng khoán như ngân hàng nhà nước hay không? Có phải báo cáo định kỳ có Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước về việc vẫn đảm bảo duy trì các điều kiện để trở thành ngân hàng thanh toán hay không? Câu hỏi của chị Thanh Trúc từ TP.HCM

Ngân hàng thương mại có thể trở thành ngân hàng thanh toán nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định hay không?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 69 Luật Chứng khoán 2019 quy định về ngân hàng thanh toán như sau:

Ngân hàng thanh toán
1. Ngân hàng thanh toán là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
2. Ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lựa chọn làm ngân hàng thanh toán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng;
c) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm gần nhất;
d) Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng;
đ) Có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện thanh toán giao dịch và kết nối với hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
e) Có hệ thống thanh toán, bù trừ kết nối với hệ thống thanh toán, bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
g) Có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để lưu giữ số liệu thông tin thanh toán giao dịch trong thời hạn ít nhất 10 năm và cung cấp được cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 48 giờ khi có yêu cầu.
...

Từ các quy định trên thì ngân hàng thương mại có thể trở thành ngân hàng thanh toán nếu đáp ứng đủ các điều kiện như:

- Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

- Có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng;

- Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm gần nhất;

- Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng;

- Có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện thanh toán giao dịch và kết nối với hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

- Có hệ thống thanh toán, bù trừ kết nối với hệ thống thanh toán, bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để lưu giữ số liệu thông tin thanh toán giao dịch trong thời hạn ít nhất 10 năm và cung cấp được cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 48 giờ khi có yêu cầu.

Ngân hàng thương mại có thể trở thành ngân hàng thanh toán nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định hay không?

Ngân hàng thương mại có thể trở thành ngân hàng thanh toán nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định hay không? (Hình từ internet)

Việc duy trì các điều kiện trở thành ngân hàng thanh toán có phải báo cáo định kỳ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay không?

Căn cứ khoản 2 và khoản 5 Điều 41 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định về việc báo cáo định kỳ của ngân hàng thanh toán như sau:

Báo cáo định kỳ
...
2. Định kỳ hàng năm, ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
..
5. Thời hạn báo cáo được quy định như sau:
a) Báo cáo tháng gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 10 ngày đầu của tháng tiếp theo;
b) Báo cáo quý gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 20 ngày đầu của tháng đầu tiên trong quý tiếp theo;
c) Báo cáo 06 tháng gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 45 ngày đầu kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm;
d) Báo cáo năm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày đầu của năm tiếp theo.

Dẫn chiếu Phụ lục III Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định về mẫu báo cáo về việc đáp ứng các điều kiện làm ngân hàng thanh toán như sau:

báo cáo về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán

Như vậy, định kỳ hàng năm ngân hàng thanh toán phải báo cáo về cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán trong thời hạn 90 ngày đầu của năm tiếp theo.

Ngân hàng thanh toán có những nghĩa vụ nào cần thực hiện?

căn cứ khoản 3 Điều 69 Luật Chứng khoán 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thanh toán như sau:

Ngân hàng thanh toán
...
3. Ngân hàng thanh toán có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức việc thanh toán cho hoạt động giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán tách biệt với hoạt động thanh toán khác của ngân hàng và theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Tuân thủ chế độ báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
c) Ngân hàng thương mại được lựa chọn là ngân hàng thanh toán phải duy trì các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
...

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 166 Nghị định 155/2020/NĐ-CP cũng quy định về nghĩa vụ của ngân hàng thanh toán như sau:

Quy định chung về ngân hàng thanh toán
...
2. Nghĩa vụ của ngân hàng thương mại làm ngân hàng thanh toán, bao gồm:
a) Duy trì điều kiện làm ngân hàng thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Chứng khoán;
b) Thực hiện cho thành viên bù trừ vay để hỗ trợ thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán;
c) Bồi thường cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên bù trừ các chi phí và thiệt hại phát sinh trong trường hợp không thực hiện hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán theo đúng quy định do lỗi của ngân hàng thanh toán;
d) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, bất thường hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin về hoạt động của ngân hàng trong việc duy trì điều kiện làm ngân hàng thanh toán;
đ) Thực hiện công bố thông tin và các nghĩa vụ khác theo quy định phát luật.
...

Theo đó, ngân hàng thanh toán có các nghĩa vụ sau:

- Duy trì các điều kiện trở thành ngân hàng thanh toán;

- Tổ chức việc thanh toán cho hoạt động giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán tách biệt với hoạt động thanh toán khác của ngân hàng và theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

- Tuân thủ chế độ báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện cho thành viên bù trừ vay để hỗ trợ thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán;

- Bồi thường cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên bù trừ các chi phí và thiệt hại phát sinh trong trường hợp không thực hiện hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán theo đúng quy định do lỗi của ngân hàng thanh toán;

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, bất thường hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin về hoạt động của ngân hàng trong việc duy trì điều kiện làm ngân hàng thanh toán;

- Thực hiện công bố thông tin và các nghĩa vụ khác theo quy định phát luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,065 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào