Ngăn chặn cuộc gọi rác bao gồm những biện pháp nào? Hệ thống nào tiếp nhận phản ánh cuộc gọi rác?

Việc điều phối ngăn chặn, xử lý cuộc gọi rác được pháp luật quy định như thế nào? Ngăn chặn cuộc gọi rác bao gồm những biện pháp nào? Hệ thống nào tiếp nhận phản ánh cuộc gọi rác? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Thắc mắc đến từ bạn Thanh Vân ở Long Thành.

Ngăn chặn cuộc gọi rác bao gồm những biện pháp nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định biện pháp chống, ngăn chặn cuộc gọi rác như sau:

Biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
1. Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
2. Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
3. Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
4. Tiếp nhận, xử lý phản ánh về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
5. Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại.
6. Ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
7. Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
8. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.

Theo đó, ngăn chặn cuộc gọi rác bao gồm những biện pháp sau:

- Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn cuộc gọi rác.

- Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện cuộc gọi rác.

- Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán cuộc gọi rác.

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh về cuộc gọi rác.

- Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại.

- Ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán cuộc gọi rác.

- Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn cuộc gọi rác.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống cuộc gọi rác.

Ngăn chặn cuộc gọi rác

Ngăn chặn cuộc gọi rác bao gồm những biện pháp nào? Hệ thống nào tiếp nhận phản ánh cuộc gọi rác? (Hình từ Internet)

Hệ thống nào tiếp nhận phản ánh cuộc gọi rác?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác như sau:

Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xây dựng, vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656), thư điện tử rác.
2. Khi thực hiện các chương trình quảng cáo, Người quảng cáo bằng tin nhắn phải gửi đồng thời bản sao tin nhắn quảng cáo tới hệ thống phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656) quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xây dựng, vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh cuộc gọi rác (trên đầu số 5656).

- Khi thực hiện các chương trình quảng cáo, Người quảng cáo bằng tin nhắn phải gửi đồng thời bản sao tin nhắn quảng cáo tới hệ thống phản ánh cuộc gọi rác (trên đầu số 5656) quy định tại khoản 1 Điều này.

- Người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh cuộc gọi rác quy định tại khoản 1 Điều này.

Việc điều phối ngăn chặn, xử lý cuộc gọi rác được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
1. Thông tin, dữ liệu từ Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và các nguồn thông tin, dữ liệu khác được sử dụng để điều phối xử lý, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) là cơ quan điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
3. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử và Người quảng cáo có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).

Như vậy, việc điều phối ngăn chặn, xử lý cuộc gọi rác được quy định như sau:

- Thông tin, dữ liệu từ Hệ thống tiếp nhận phản ánh cuộc gọi rác và các nguồn thông tin, dữ liệu khác được sử dụng để điều phối xử lý, ngăn chặn cuộc gọi rác.

- Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) là cơ quan điều phối ngăn chặn, xử lý cuộc gọi rác.

- Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử và Người quảng cáo có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,250 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào