Nếu xảy ra tai biến của bó bột thì được xử lý như thế nào? Tai biến của bó bột muộn thì sẽ có các biểu hiện ra sao?
Nếu xảy ra tai biến của bó bột thì được xử lý như thế nào?
Tai biến của bó bột và cách đề phòng và xử trí tai biến là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo Mục III Quy trình kỹ thuật tai biến của bó bột và cách đề phòng và xử trí tai biến ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
1. TAI BIẾN CỦA BÓ BỘT - CÁCH ĐỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ
...
III. XỬ TRÍ TAI BIẾN CỦA BÓ BỘT
1. Mức độ nhẹ: Nới bột, gác cao chi bó bột.
2. Mức độ vừa: Như trên, kèm thêm thuốc chống nề, phong bế gốc chi...
3. Mức độ nặng (có dấu hiệu chèn ép khoang, hoặc có tổn thương mạch máu, thần kinh): chuyển mổ cấp cứu để XỬ TRÍ theo tổn thương (giải ép, nối hoặc ghép mạch...)
...
Theo đó, khi việc xử trí tai biến của bó bột nếu có sẽ xử lý như sau:
- Mức độ nhẹ: Nới bột, gác cao chi bó bột.
- Mức độ vừa: Như trên, kèm thêm thuốc chống nề, phong bế gốc chi...
- Mức độ nặng (có dấu hiệu chèn ép khoang, hoặc có tổn thương mạch máu, thần kinh): chuyển mổ cấp cứu để XỬ TRÍ theo tổn thương (giải ép, nối hoặc ghép mạch...)
Như vậy, có thể thấy rằng có 3 mức độ khác nhau của tai biến của bó bột thì tùy theo từng mức độ cụ thể sẽ được thực hiện xử lý theo quy định trên.
Tai biến của bó bột
Tai biến của bó bột muộn thì sẽ có các biểu hiện ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục I Quy trình kỹ thuật tai biến của bó bột và cách đề phòng và xử trí tai biến ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
1. TAI BIẾN CỦA BÓ BỘT - CÁCH ĐỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ
...
I. TAI BIẾN CỦA BÓ BỘT
...
3. Tai biến muộn
- Rối loạn dinh dưỡng bán cấp và rối loạn dinh dưỡng từ từ: không đến mức độ làm hoại tử chi nhưng để lại hậu quả đáng tiếc: sưng nề kéo dài, cứng khớp, ảnh hưởng đến cơ năng của chi.
- Thiếu máu bán cấp và mãn tính còn gây xơ hóa các cơ, cơ không còn độ chun giãn đàn hồi nữa, đó chính là biểu hiện của hội chứng Volkmann, Sudeck... Sau này điều trị rất khó khăn, tốn kém, mà kết quả cuối cùng cũng không được như ý muốn.
- Can lệch: do nắn không tốt, bất động không đúng quy cách...
- Khớp giả: do nắn không tốt, bất động chưa đủ thời gian, do tuổi cao, do không được tư vấn về chế độ ăn uống cũng như hướng dẫn cách tập trong và sau thời gian mang bột.
- Viêm xương: do gẫy xương hở, tụ máu nhiễm trùng, loét do tỳ đè...
...
Theo đó có thể thấy rằng, tai biến muộn thì sẽ có một vài triệu chứng như:
- Rối loạn dinh dưỡng bán cấp và rối loạn dinh dưỡng từ từ: không đến mức độ làm hoại tử chi nhưng để lại hậu quả đáng tiếc: sưng nề kéo dài, cứng khớp, ảnh hưởng đến cơ năng của chi.
- Thiếu máu bán cấp và mãn tính còn gây xơ hóa các cơ, cơ không còn độ chun giãn đàn hồi nữa, đó chính là biểu hiện của hội chứng Volkmann, Sudeck... Sau này điều trị rất khó khăn, tốn kém, mà kết quả cuối cùng cũng không được như ý muốn.
- Can lệch: do nắn không tốt, bất động không đúng quy cách...
- Khớp giả: do nắn không tốt, bất động chưa đủ thời gian, do tuổi cao, do không được tư vấn về chế độ ăn uống cũng như hướng dẫn cách tập trong và sau thời gian mang bột.
- Viêm xương: do gẫy xương hở, tụ máu nhiễm trùng, loét do tỳ đè...
Như vậy, nếu có những biểu hiện trên thì rất có thể là tai biến muộn của bó bột, người bệnh và người thân phải rất chú ý những biểu hiện này.
Để phòng ngừa tai biến của bó bột thì việc thăm khám người bệnh được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Quy trình kỹ thuật tai biến của bó bột và cách đề phòng và xử trí tai biến ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
1. TAI BIẾN CỦA BÓ BỘT - CÁCH ĐỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ
...
II. PHÒNG NGỪA TAI BIẾN DO BÓ BỘT
Để giảm thiểu tối đa các tai biến của bó bột chúng ta phải:
1. Thăm khám kỹ người bệnh trước khi bó bột
1.1. Tình trạng toàn thân
- Tình trạng chung:
+ Tri giác (dựa vào thang điểm Glasgow, ở người bình thường:15 điểm): để tránh tình trạng thầy thuốc mải nắn bó bột, người bệnh hôn mê dẫn đến tử vong mà không biết, hoặc nắn gây đau dẫn đến hậu quả người bệnh nặng lên về toàn thân.
+ Mạch, huyết áp, có biểu hiện mất máu trong hay không: nếu mạch nhanh nhỏ, khó bắt; huyết áp thấp hoặc khó đo, da niêm mạc nhợt...thì không được nắn bó bột, mà phải báo ngay cho bác sỹ trực cấp cứu ngoại khoa XỬ TRÍ.
+ Nhịp thở: bình thường nhịp thở người lớn 16-20 lần/1 phút. Nếu nhịp thở bất thường cũng không được làm thủ thuật nắn bó bột, phải báo bác sỹ ngay.
+ Có rối loạn cơ tròn không (khi gẫy cột sống): nếu có, nghĩ đến tổn thương đứt tủy, dập tủy, choáng tủy.
- Có tổn thương phối hợp không.
+ Tổn thương ở các tạng khác: sọ não (tri giác), ngực (khó thở, rối loạn nhịp thở), bụng (đau bụng, chướng bụng, bí trung đại tiện...), tiết niệu (đái máu, không tiểu tiện tự chủ được...).
+ Tổn thương ở các chi khác (có thể 1 chân hoặc tay bị gẫy trong tình trạng nặng có thể làm chúng ta quên hoặc bỏ sót các tổn thương ở các chi còn lại).
1.2. Tại chi gẫy: cần thăm khám
- Gẫy hở hay gẫy kín.
- Mầu sắc của chi gẫy. Nếu mầu da hồng là tốt.
- Nhiệt độ chi gẫy. Nếu sờ thấy ấm là tốt.
- Bắt mạch chi gẫy (ở tay: bắt mạch quay, ở chân: bắt mạch mu chân hoặc chầy sau ở ống gót, phía sau mắt cá trong).
- Tình trạng cử động và cảm giác của chi gẫy: rất quan trọng, đôi khi người bệnh chỉ thấy cảm giác tê chân, đó cũng có thể là dấu hiệu của tổn thương mạch máu, chứ không chỉ là biểu hiện của tổn thương thần kinh đơn thuần.
Nếu có nghi ngờ tổn thương mạch máu hoặc thần kinh thì không được bó bột, mà chỉ làm tối thiểu: máng bột, nẹp bột, bất động nhanh và tối thiểu để chuyển đến cơ sở cấp cứu ngoại khoa cho bác sỹ trực mổ cấp cứu.
...
Theo đó, để phòng ngừa tai biến của bó bột thì người bệnh phải được thăm khám kỹ người bệnh trước khi bó bột.
Đầu tiên là khám về toàn thân tiếp đến là sẽ thăm khám tại chi gẫy.
Như vậy, trước hết là phải thăm khám kỹ cho người bệnh theo quy trình trên để đảm phòng ngừa tai biến của bó bột.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.