Nếu đại diện Ban lãnh đạo công đoàn cơ sở không tham gia thì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động có được tổ chức hay không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau cuộc họp xử lý kỷ luật lao động có được tổ chức nếu trong trường hợp đại diện Ban lãnh đạo công đoàn cơ sở không tham gia hay không? Câu hỏi của chị G.M.A đến từ Cao Bằng.

Có những nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn nào?

Căn cứ vào Điều 6 Luật Công đoàn 2012 về nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn như sau:

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, pháp luật quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn cụ thể như sau:

- Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Công đoàn cơ sở có được đại diện cho người lao động khởi kiện ra Tòa án hay không?

Công đoàn

Công đoàn cơ sở có được đại diện cho người lao động khởi kiện ra Tòa án hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ vào khoản 2 Điều 10 Nghị định 43/2013/NĐ-CP về quyền của công đoàn như sau:

Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền
Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:
1. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm theo quy định của pháp luật;
2. Đại diện cho người lao động khởi kiện ra Tòa án nếu được người lao động ủy quyền để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, công đoàn cơ sở có quyền đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền.

Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động có được tổ chức nếu đại diện Ban lãnh đạo công đoàn cơ sở không tham gia hay không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Đồng thời, căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
2. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;
b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, từ những quy định trên, cuộc họp xử lý kỷ luật lao động vẫn sẽ được tổ chức nếu đại diện Ban lãnh đạo công đoàn không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt.

Công đoàn cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện hồ sơ kiểm tra công đoàn cơ sở năm học 2024 2025 của Ủy ban Kiểm tra Công đoàn ngành Giáo dục TP HCM?
Pháp luật
Chủ tịch công đoàn cơ sở vừa kiêm nhiệm chức vụ kế toán công đoàn thì có trái với quy định pháp luật không?
Pháp luật
Cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở có được trợ cấp thôi việc trong trường hợp chuyển công tác và không ký HĐLĐ không?
Pháp luật
Chi trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở của doanh nghiệp đi họp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, ký kết hợp đồng với cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở là của ai?
Pháp luật
Chủ tịch công đoàn cơ sở vắng mặt thì có được phép ủy quyền ký văn bản cho thư ký công đoàn hay không?
Pháp luật
Thành lập công đoàn cơ sở của văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài được quy định như thế nào?
Pháp luật
Xây dựng thang bảng lương có cần xin ý kiến công đoàn không? Xây dựng thang bảng lương khi không có công đoàn cơ sở thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trưởng phòng nhân sự có được tham gia vào các vị trí phó chủ tịch của ban chấp hành công đoàn cơ sở không?
Pháp luật
Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không? Nếu được thì đơn phải có những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công đoàn cơ sở
974 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào