Nắng nóng kéo dài có gây cháy rừng hay không? Nắng nóng kéo dài thì các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng nào cần phải đẩy mạnh thực hiện?
Nắng nóng kéo dài có gây cháy rừng hay không?
Theo đó cháy rừng do tự nhiên được giải thích tại khoản 24 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg như sau:
Cháy rừng do tự nhiên là cháy rừng xảy ra do ảnh hưởng của các hiện tượng bất thường như: nắng nóng, hanh khô, hạn hán kéo dài.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Theo quy định trên thì cháy rừng do tự nhiên được xem là một dạng của thiên tai. Có thể vì những lý do nắng nóng, hanh khô, hạn hán kéo dài.
Hiện nay trong thời kỳ nắng nóng kéo dài trên một số khu vực có nơi đỉnh điểm lên đến trên 40 độ là cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn đến cháy rừng bất cứ lúc nào.
Nắng nóng kéo dài có gây cháy rừng hay không? Nắng nóng kéo dài thì các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng nào cần phải đẩy mạnh thực hiện? (Hình từ Internet)
Nắng nóng kéo dài thì các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng nào cần phải đẩy mạnh thực hiện?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về các nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng, trong quá trình chữa cháy rừng đảm bảo an toàn theo thứ tự ưu tiên như sau: người, tài sản, các công trình, phương tiện, thiết bị tham gia chữa cháy rừng.
Bên cạnh đó, phòng cháy và chữa cháy rừng phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau:
- Phòng cháy và chữa cháy rừng phải lấy hoạt động phòng ngừa là chính;
chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời cháy rừng.
- Chủ động, sẵn sàng nhân lực, nguồn lực, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng phải được thông báo nhanh chóng, kịp thời cho chủ rừng, chính quyền địa phương và các cơ quan chịu trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Thực hiện phương châm 4 tại chỗ, bao gồm: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
- Chỉ đạo, chỉ huy thống nhất; phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia chữa cháy rừng.
Như vậy, khi tình hình nắng nóng kéo dài thì cần chuẩn bị các phương án cũng như luôn sẵn sàng ứng phó kịp thời khi xảy ra cháy rừng.
Việc thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng theo nguyên tắc ưu tiên: người, tài sản, các công trình, phương tiện, thiết bị tham gia chữa cháy rừng.
Người dân có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ rừng trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Lâm nghiệp 2017 cũng quy định về trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân như sau:
Trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của Luật này, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.
Theo đó, cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư là những cá thể có trách nhiệm về việc bảo vệ rừng để không gây ra cháy rừng thông qua việc như:
+ Thực hiện pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.
Như vậy, khi nắng nóng kéo dài thì người dân cũng cần phải chung tay thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn không để xảy ra cháy rừng.
Nếu có xảy ra thì phải thực hiện nhanh chóng đầy đủ các nguyên tắc cũng như chung tay phối hợp với cơ quan địa phương chữa cháy kịp thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.