Mượn giấy tờ của người khác để xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?

Sử dụng giấy tờ của người khác để xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ bị xử phạt như thế nào? Tôi thấy hiện nay để làm thủ tục mua bán nhà hay thế chấp, chuyển nhượng nhà đất thì các bên thường hay yêu cầu phải có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Vì thế có nhiều người có thể sẽ gian lận, lừa dối để được xin cấp giấy xác nhận này nhằm thực hiện các giao dịch trên như mượn giấy tờ của người khác để xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Vậy nếu có hành vi này thì có bị xử phạt gì không?

Có thể nhờ người khác đi xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thay mình không?

Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch như sau:

"1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực."

Như vậy, đối với việc đi xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì người yêu cầu có thể ủy quyền cho người khác thực hiện. Lưu ý rằng việc ủy quyền phải được lập thành văn bản và được chứng thực. Trường hợp ủy quyền cho ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

Tình trạng hôn nhân

Mượn giấy tờ của người khác để xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ bị xử phạt như thế nào?

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có phải chỉ dùng để đăng ký kết hôn?

Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:

"Điều 23. Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.
3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận."

Theo đó, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không chỉ được sử dụng để kết hôn mà còn có thể sử dụng vào mục đích khác như làm thủ tục mua bán nhà đất, thế chấp, chuyển nhượng tài sản,...

Mượn giấy tờ của người khác để xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?

Tại Điều 40 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cụ thể như sau:

"Điều 40. Hành vi vi phạm quy định về cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
b) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
d) Sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng mục đích ghi trong giấy xác nhận.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này."

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu cá nhân dùng giấy tờ của người khác để xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng. Ngoài ra, người thực hiện hành vi này còn sẽ bị kiến nghị lên cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã cấp.

Tải về mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất 2023: Tại Đây

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
820 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào