Mục tiêu phân tích sự cố tới hạn hạt nhân giả định là gì? Các phân tích sự cố tới hạn phải đề cập đến các chủ đề nào?

Các phân tích sự cố tới hạn hạt nhân phải đề cập đến các chủ đề nào? Các chuyên gia an toàn tới hạn hạt nhân phải định nghĩa được kịch bản sự cố phù hợp theo nội dung nào? - câu hỏi của anh H. (Kiên Giang).

Mục tiêu phân tích sự cố tới hạn hạt nhân giả định là gì?

Mục tiêu phân tích sự cố tới hạn hạt nhân giả định được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9107:2011 (ISO 27467:2009) về Năng lượng hạt nhân - An toàn tới hạn hạt nhân - Phân tích sự số tới hạn giả định như sau:

- Phân tích sự cố tới hạn gồm có các xem xét dưới đây (xem Hình 1):

+ Xác định (các) kịch bản sự cố đáng tin cậy;

+ Ước tính quá trình giải phóng năng lượng và lịch sử công suất;

+ Các phương tiện phù hợp để phát hiện sự cố và xác định điểm đặt thích hợp cho các detector;

+ Ước tính mức độ phơi nhiễm bức xạ cá nhân tiềm ẩn và các tác động bức xạ của việc phát tán nhân phóng xạ ra cộng đồng và môi trường;

+ Chuẩn bị các các quy định một cách phù hợp để sẵn sàng áp dụng khi khẩn cấp và ứng phó với một sự cố tới hạn.

- Các yêu cầu này có thể đáp ứng được một phần hoặc toàn bộ thông qua các xem xét dưới đây

+ Động lực học của sự cố tới hạn, có nghĩa là hiểu được cơ chế quyết định đến quá trình xảy ra sự cố để ước tính mức giải phóng năng lượng;

+ Khả năng phát hiện sự cố, gồm cả việc kịp thời kích hoạt hệ thống báo động tới hạn để sơ tán ngay lập tức các cá nhân, như là một cách nhằm hạn chế nguy cơ phơi nhiễm bức xạ;

+ Phân tích “các sản phẩm được giải phóng theo đường không khí” bằng cách đo các khí và son khí phân hạch có khả năng được giải phóng, bụi hạt nhân lơ lửng và đánh giá tác động của chúng đối với con người và môi trường;

+ Đo liều kế sự cố, tức là xác định liều nơtron và bức xạ gamma được tạo ra từ sự cố cho mục đích phân tích rủi ro về bức xạ;

+ Xem xét toàn bộ các rủi ro gây hại từ các biện pháp được đánh giá trong kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp.

Các phân tích sự cố tới hạn hạt nhân phải đề cập đến các chủ đề nào?

Các phân tích sự cố tới hạn hạt nhân phải đề cập đến các chủ đề được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9107:2011 (ISO 27467:2009) về Năng lượng hạt nhân - An toàn tới hạn hạt nhân - Phân tích sự số tới hạn giả định như sau:

- Định nghĩa các kịch bản sự cố cho phép phân tích động học của sự cố (tổng năng lượng giải phóng, khoảng thời gian, các đặc tính đầu tiên làm tăng năng lượng đột biến, v.v...);

- Nghiên cứu các điểm thích hợp để đặt detector trên cơ sở phân tích các hiện tượng sự cố, đặc biệt là các đặc tính đầu tiên làm tăng năng lượng đột biến;

- Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm bức xạ cá nhân trong vùng lân cận của sự cố tới hạn và đánh giá tác động môi trường của các chất được sinh ra theo đường không khí cũng được dựa vào đặc tính của sự cố (môi trường phân hạch, cấu hình, năng lượng, v.v...);

- Sẵn sàng cho trường hợp khẩn cấp và hỗ trợ ứng phó cần thiết.

phân tích sự số tới hạn hạt nhân

Mục tiêu phân tích sự cố tới hạn hạt nhân giả định là gì? Các phân tích sự cố tới hạn phải đề cập đến các chủ đề nào? (Hình từ Internet)

Các chuyên gia an toàn tới hạn hạt nhân phải định nghĩa được kịch bản sự cố phù hợp theo nội dung nào?

Các chuyên gia an toàn tới hạn hạt nhân phải định nghĩa được kịch bản sự cố phù hợp theo nội dung được quy định tại tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9107:2011 (ISO 27467:2009) về Năng lượng hạt nhân - An toàn tới hạn hạt nhân - Phân tích sự số tới hạn giả định như sau:

- Loại vật liệu phân hạch, các loại quy trình (nhiệt độ cao, tức là tăng nguy cơ hỏa hoạn, chất lỏng, ẩm ướt, hỗn hợp, v.v...) và các cấu hình của thiết bị bị ảnh hưởng (có nghĩa là về mặt hình học, tương tác với các vật liệu hoặc chất làm chậm liền kề, v.v...),

- Các sự kiện dẫn đến siêu tới hạn, bao gồm việc định nghĩa sự cố và trình tự xảy ra sự cố (đưa vào thừa các vật liệu phân hạch hoặc chất làm chậm, mất chất làm chậm, chạy sai quy trình, v.v...).

Căn cứ vào (các) kịch bản được định nghĩa nêu trên, các thông số tới hạn sau đây phải được tính toán:

- Tổng độ phản ứng bổ sung vào và động lực học của quá trình bổ sung, để ước tính năng lượng phân hạch (đặc biệt là quá trình đầu tiên làm năng lượng đột biến);

- Các thông số nơtron của hệ thống

Lưu ý: Các thông số liên quan trong mục b) có thể cần cho phân tích là thời gian sống của nơtron, thời điểm tạo ra trạng thái tới hạn, mức độ quan trọng của các nơtron trễ (nghĩa là phần nơtron trễ hiệu dụng), sự thay đổi các thông số của vật liệu phân hạch, phân hạch theo hệ số nhân vô hạn, độ dài dịch chuyển, v.v...

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

294 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào