Mục đích sử dụng nước để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ được xác định như thế nào?

Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ bao gồm các phương pháp nào? Mục đích sử dụng nước để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ được xác định như thế nào? Câu hỏi đến từ anh Đăng Khang ở Kiên Giang.

Mục đích sử dụng nước để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ được xác định như thế nào?

Theo Điều 6 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định cụ thể:

Xác định mục đích sử dụng nước để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
1. Mục đích sử dụng nước của đoạn sông, hồ được xác định căn cứ quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp đoạn sông, hồ có nhiều mục đích sử dụng nước thì lựa chọn mục đích sử dụng nước có yêu cầu về chất lượng nước cao nhất.
2. Các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điều này, căn cứ vào hiện trạng khai thác, sử dụng nước thực tế của đoạn sông, hồ thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, xác định mục đích sử dụng nước của đoạn sông để đánh giá.

Theo đó, mục đích sử dụng nước để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ được xác định như sau:

- Mục đích sử dụng nước của đoạn sông được xác định căn cứ quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp đoạn sông có nhiều mục đích sử dụng nước thì lựa chọn mục đích sử dụng nước có yêu cầu về chất lượng nước cao nhất.

- Các trường hợp không quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào hiện trạng khai thác, sử dụng nước thực tế của đoạn sông thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT xem xét, xác định mục đích sử dụng nước của đoạn sông để đánh giá.

Khả năng tiếp nhận nước thải

Khả năng tiếp nhận nước thải (Hình từ Internet)

Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ được thực hiện thông qua các thông số nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 82 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:

Thông số để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
1. Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của mỗi đoạn sông, hồ phải được đánh giá đối với từng thông số sau: COD, BOD5, Amoni, tổng Ni-tơ, tổng Phốt-pho và các thông số quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, mục đích sử dụng nước, quy mô, tính chất nước thải, yêu cầu bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường đối với từng đoạn sông, hồ thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng, tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định cụ thể các thông số khác để đánh giá cho phù hợp.

Theo đó, để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ thông qua các thông số: COD, BOD5, Amoni, tổng Ni-tơ, tổng Phốt-pho.

Căn cứ quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, mục đích sử dụng nước, quy mô, tính chất nước thải, yêu cầu bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường đối với từng đoạn sông thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng, tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT xem xét, quyết định cụ thể các thông số khác để đánh giá cho phù hợp.

Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ bao gồm các phương pháp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:

Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
1. Các phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông bao gồm:
a) Phương pháp đánh giá trực tiếp: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số, đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước của đoạn sông.
Phương pháp đánh giá trực tiếp được áp dụng đối với đoạn sông sau khi điều tra mà không có nguồn nước thải xả trực tiếp vào đoạn sông đó.
b) Phương pháp đánh giá gián tiếp: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng, kết quả phân tích chất lượng nguồn nước sông, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn sông.
c) Phương pháp đánh giá bằng mô hình: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước sông, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn sông và quá trình gia nhập dòng chảy, biến đổi của các chất gây ô nhiễm;
d) Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
...

Theo đó, phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ bao gồm 3 phương pháp:

- Phương pháp đánh giá trực tiếp;

- Phương pháp đánh giá gián tiếp;

- Phương pháp đánh giá bằng mô hình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,303 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào