Mức chi mời cơm khi tiếp khách trong nước là bao nhiêu? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định đối tượng được mời cơm?
Chế độ tiếp khách trong nước được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 71/2018/TT-BTC quy định chung về chế độ tiếp khách trong nước như sau:
Quy định chung về chế độ tiếp khách nước ngoài, chế độ hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước
...
2. Quy định chung về tiếp khách trong nước
a) Các cơ quan nhà nước, đơn vị phải thực hành tiết kiệm trong việc tiếp khách trong nước; việc tổ chức tiếp khách không phô trương hình thức, thành phần tham dự chỉ là những người trực tiếp liên quan;
b) Không sử dụng các khoản kinh phí tại Điều 3 Thông tư này để mua quà tặng đối với các đoàn khách trong nước đến làm việc. Mọi khoản chi tiêu tiếp khách phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định; phải công khai, minh bạch và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức tiếp khách phải trực tiếp chịu trách nhiệm nếu để xảy ra việc chi tiêu sai quy định;
c) Việc tổ chức chiêu đãi, tiếp khách trong nước của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước do thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức đón tiếp phê duyệt.
...
Theo đó, chế độ tiếp khách trong nước được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 nêu trên.
Trong đó các cơ quan nhà nước, đơn vị phải thực hành tiết kiệm trong việc tiếp khách trong nước; việc tổ chức tiếp khách không phô trương hình thức, thành phần tham dự chỉ là những người trực tiếp liên quan.
Tiếp khách trong nước (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quy định mức chi tiếp khách trong nước thuộc về chủ thể nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Thông tư 71/2018/TT-BTC quy định về thẩm quyền quy định mức chi tiếp khách trong nước của các Bộ, địa phương, các cơ quan, đơn vị như sau:
Thẩm quyền quy định mức chi cụ thể tiếp khách nước ngoài, tổ chức hội nghị quốc tế tại Việt Nam, chi tiếp khách trong nước của các Bộ, địa phương, các cơ quan, đơn vị
...
2. Đối với chi tiếp khách trong nước
Căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí và giá cả thực tế, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan nhà nước khác ở trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định các mức chi cụ thể tiếp khách trong nước đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để thực hiện cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí.
...
Theo đó, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan nhà nước khác ở trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí và giá cả thực tế để quy định các mức chi cụ thể tiếp khách trong nước đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để thực hiện cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí.
Mức chi mời cơm khi tiếp khách trong nước là bao nhiêu? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định đối tượng được mời cơm?
Căn cứ Điều 31 Thông tư 71/2018/TT-BTC quy định về chi mời cơm như sau:
Chi mời cơm
1. Mức chi mời cơm: 300.000 đồng/suất (đã bao gồm đồ uống).
2. Thẩm quyền quy định đối tượng được mời cơm
a) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương quy định cụ thể đối tượng khách được mời cơm cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của các cơ quan trực thuộc Bộ, ngành đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ tình hình thực tế và khả năng ngân sách địa phương quy định cụ thể đối tượng khách được mời cơm đối với từng loại hình cơ quan thuộc tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi ban hành, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả;
c) Trường hợp các Bộ, ngành, địa phương chưa ban hành văn bản quy định cụ thể đối tượng được mời cơm, thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ mức chi quy định tại Thông tư này quy định cụ thể đối tượng khách được mời cơm, mức chi mời cơm cho phù hợp với chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của từng loại hình đơn vị. Các cơ quan, đơn vị chỉ được sử dụng từ nguồn kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để chi mời cơm khách và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với đặc điểm hoạt động của cơ quan, đơn vị;
d) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Đối tượng khách được mời cơm do thủ trưởng đơn vị xem xét quyết định và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị.
Theo đó, mức chi mời cơm là 300.000 đồng/suất (đã bao gồm đồ uống).
Thẩm quyền quy định đối tượng được mời cơm có sự khác nhau và được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 31 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.