Mức chi hỗ trợ biên tập các nội dung truyền thông về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng là bao nhiêu?
- Chi hỗ trợ biên tập các nội dung truyền thông tại cộng đồng có thuộc kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên hay không?
- Mức chi hỗ trợ biên tập các nội dung truyền thông về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng là bao nhiêu?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có phải có trách nhiệm quyết định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hay không?
Chi hỗ trợ biên tập các nội dung truyền thông tại cộng đồng có thuộc kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên như sau:
Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên
1. Kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng và kinh phí thực hiện chi trả chính sách; tuyên truyền, xét duyệt đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ và kiểm tra giám sát được thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
Đồng thời, theo quy định của Điều 2 Thông tư 76/2021/TT-BTC về Kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng, kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở trợ giúp xã hội) công lập; kinh phí thực hiện tuyên truyền, xét duyệt đối tượng, ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ; kiểm tra giám sát và kinh phí thực hiện chi trả chính sách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào thì do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp kinh phí cho cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này.
3. Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương kinh phí thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội theo cơ chế hỗ trợ thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, Chi hỗ trợ biên tập các nội dung truyền thông tại cộng đồng thuộc nhóm kinh phí thực hiện tuyên truyền và là một trong những chi phí thuộc kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên theo quy định.
Mức chi hỗ trợ biên tập các nội dung truyền thông về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng là bao nhiêu?
Mức chi hỗ trợ biên tập các nội dung truyền thông về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 76/2021/TT-BTC về Nội dung và mức chi cụ thể:
Nội dung và mức chi
1. Chi thực hiện công tác tuyên truyền
a) Chi sản xuất, biên tập các chương trình, tọa đàm, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí), sự kiện truyền thông khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định; chi mua, sản xuất, nhân bản, phát hành, sửa chữa các sản phẩm truyền thông, thông tin khác (tờ rơi, áp-phích, pa-nô, khẩu hiệu, đoạn băng hình (video clip)) để tăng cường nội dung thông tin, tuyên truyền: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ truyền thông chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, chương trình truyền thông đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao và theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ;
b) Chi hỗ trợ biên tập các nội dung truyền thông tại cộng đồng: 150.000 đồng/tin, bài từ 350 từ đến dưới 600 từ; 200.000 đồng/bài từ 600 từ trở lên;
c) Chi trả nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; thù lao cho người tham gia thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm, người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm về thông tin, tuyên truyền: Mức chi theo quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2014 của Chính phủ về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản;
d) Chi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách, pháp luật, bao gồm:
Như vậy, mức chi hỗ trợ biên tập các nội dung truyền thông tại cộng đồng là: 150.000 đồng/tin, bài từ 350 từ đến dưới 600 từ; 200.000 đồng/bài từ 600 từ trở lên.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có phải có trách nhiệm quyết định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 36 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng quy định tại Nghị định này. Giao cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng theo Mẫu số 10a, 10b, 10c, 10d ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này.
3. Quyết định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quyết định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.